Bảo vệ môi trường, đại học của Anh Quốc cấm sử dụng thịt bò
Những vụ án mạng liên quan đến môi trường tăng gấp đôi sau 15 năm Để Luật Bảo vệ môi trường bám sát hơn thực tiễn bảo vệ môi trường Ưu tiên quan trắc môi trường tự động liên tục |
Bên cạnh đó, Đại học Luân Đôn Goldsmiths cũng nỗ lực loại bỏ các vật dụng bằng nhựa dùng một lần và lắp đặt hệ thống pin mặt trời, nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, giảm lượng khí thải nhà kính.
Cụ thể, từ tháng 9/2019, tất cả sản phẩm có thành phần thịt bò sẽ bị cấm tiêu thụ trong các căng tin, quán ăn, quán cà phê,… của trường. Trong khi đó, những ai muốn sử dụng nước đóng chai và cốc nhựa dùng một lần sẽ phải trả thêm một khoản phí là 10 pound (tương đương gần 300.000 VNĐ).
Các nhà khoa học cho biết, giảm sử dụng thịt là cách tốt để bảo vệ môi trường. Ảnh:Getty Image. |
Giáo sư Frances Corner - Giám thị của trường Goldsmiths cho biết, ban lãnh đạo trường sẽ chuyển sang hợp tác với một nhà cung cấp năng lượng sạch trong thời gian sớm nhất. Đồng thời lồng ghép các khoá học liên quan đến khủng hoảng khí hậu trong chương trình học tập của sinh viên.
Trước sự thay đổi của trường, nữ sinh Isabelle Gosse (20 tuổi, sinh viên ngành Tâm lý học) chia sẻ: "Tôi nghĩ đây là sự khởi đầu rất tích cực. Goldsmiths đang nhận ra khả năng và trách nhiệm của chính mình trong công cuộc bảo vệ môi trường".
Theo ban lãnh đạo nhà trường, việc đưa ra các chính sách mới không chỉ giúp giảm lượng rác thải và khí nhà kính, mà còn góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, sinh viên về tình hình khí hậu khẩn cấp mà toàn thế giới đang phải đối mặt.
Trước đó, báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy, hoạt động sản xuất các sản phẩm thịt, sữa gây ra một lượng lớn khí thải và góp phần làm tăng tốc độ xói mòn đất. Các chuyên gia cũng khẳng định, ăn chay là một trong những biện pháp tối ưu để bảo vệ môi trường và nâng cao sức khoẻ.
Từ ngày 1/12/2019, quỹ tài trợ của Goldsmiths cũng sẽ ngừng đầu tư vào các công ty khai thác nhiên liệu hoá thạch.
Ông Joe Leam - Chủ tịch Công đoàn Goldsmiths cho biết: "Cấm thịt bò là một quyết định táo bạo và đúng đắn. Giảm rác thải nhựa và sử dụng năng lượng tái tạo 100% là những mục tiêu tuyệt vời. Tôi nghĩ các tổ chức khác cũng nên đồng lòng với chúng tôi, thực hiện chủ trương này".
Theo bà Rosie Rogers - một nhà vận động môi trường của Tổ chức Greenpeace (Anh), tình hình khủng hoảng khí hậu hiện tại cần những hành động cụ thể. Bà Rogers nói: "Tất cả các trường đại học, tổ chức giáo dục nên sử dụng năng lượng sạch, hạn chế bán các sản phẩm thịt và nhựa để góp phần bảo vệ hành tinh của chúng ta".
Năm 2018, trường Đại học Sheffield (Anh) cũng mở một cửa hàng "không chất thải" - bán mọi thứ thân thiện mới môi trường, từ các loại gia vị, thảo mộc cho đến bột giặt. Trường này cũng đã đạt mục tiêu giảm 31% lượng khí thải carbon từ năm 2005, thoái vốn hoàn toàn khỏi các công ty sản xuất nhiên liệu hoá thạch từ tháng 2/2019.
Trường Đại học Cardiff cũng đã thay thế toàn bộ cốc nhựa trong trường bằng cốc tái chế và dễ phân huỷ. Trong khi đó trường Manchester Metropolitan đã sử dụng 60% phương tiện có lượng khí thải thấp, đồng thời có nhiều chính sách khuyến khích sinh viên trao đổi quần áo và sách vở cũ sau mỗi kỳ học để bảo vệ môi trường.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.