Những vụ án mạng liên quan đến môi trường tăng gấp đôi sau 15 năm

12/08/2019 14:41 Tăng trưởng xanh
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature Sustainability, những vụ án mạng liên quan đến môi trường tăng gấp đôi sau 15 năm.
Cảnh sát môi trường phải bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang bị cảnh cáo Phục hồi môi trường bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật

Các chuyên gia cho biết, quy mô tử vong này thường chỉ xuất hiện ở các nước có chiến tranh. Như vậy, công cuộc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu ngày nay cũng là một cuộc chiến cam go.

Cụ thể, từ năm 2002 đến năm 2017, có ít nhất 1.558 người hoạt động vì môi trường đã thiệt mạng. Theo tính toán, con số này gần bằng một nửa số binh lĩnh Mỹ đã hy sinh tại Iraq và Afghanistan kể từ năm 2001. Các nhà nghiên cứu cho biết, con số thực tế có thể lớn hơn vì còn nhiều vụ án mạng không được công khai, đặc biệt là tại những quốc gia độc tài, nơi truyền thông và các tổ chức xã hội bị hạn chế hoạt động.

nhung vu an mang lien quan den moi truong tang gap doi sau 15 nam
Cô bé Michelle Campos có cha, ông nội và cô giáo bị sát hại vào tháng 9/2015 vì phản đối việc khai thác ở Mindanao (Philippines). Ảnh: Tulda Productions.

Theo chính quyền các nước, số người thiệt mạng liên quan đến môi trường tăng đột biến là do canh tác khó khăn và cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp khai khoáng khi tài nguyên đang dần cạn kiệt, thiên tai diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, an ninh và hệ thống pháp luật vẫn là nguyên nhân hàng đầu. Hầu hết các vụ giết người xảy ra tại các quốc gia thiếu chặt chẽ trong giám sát pháp lý, không kiểm soát được nạn tham nhũng và chính phủ ít phát huy vai trò trong quản lý xã hội. Đây đa phần là các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở vùng Trung và Nam Mỹ.

Đáng chú ý, chỉ có khoảng 10% những vụ án mạng liên quan đến môi trường được xử lý triệt để, quá thấp so với mức trung bình là 43% của tất cả các vụ án mạng trên toàn cầu.

Bà Nathalie Butt - Học giả của Đại học Queensland (Úc), tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: “Xung đột về tài nguyên chỉ là một phần của bức tranh, tham nhũng mới là vấn đề nổi cộm nhất. Nhiều doanh nghiệp và quan chức của các quốc gia giàu có dùng tiền và quyền lực, âm thầm tiếp tay cho những hành vi phá hoại môi trường, làm hại người dân, miễn là có được lợi ích từ những thương vụ”.

Ông Frances Lambrick - Giám đốc của tổ chức hoạt động vì môi trường Not1More cho biết: “Tại những quốc gia như Brazil, các quan chức địa phương luôn ưu tiên hàng đầu cho hoạt động khai thác khoáng sản. Họ thậm chí còn tuyên bố những người dân bản địa phải thích nghi với chủ trương này hoặc là chuyển đi nơi khác, đồng thời tiếp tay cho doanh nghiệp bóc lột sức lao động, dùng vũ lực để trấn áp nhân dân…”

Mới đây nhất, hồi đầu tháng 7, một tộc trưởng người Waiãpi đã bị sát hại vì ngăn chặn khai thác khoáng sản trong rừng Amazon. Trước sự việc trên, ông Michelle Bachelet – Uỷ viên cao cấp về nhân quyền của Liên hợp quốc đã yêu cầu chính quyền Brazil điều tra và xử lý vụ việc một cách nghiêm minh, đồng thời có những phương án quyết liệt nhằm ngăn chặn các vụ bạo hành dân địa phương.

Diệu Anh (Theo The Guardian)
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động