Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân

04/09/2019 14:07 Tăng trưởng xanh
Bộ Tài chính đang rà soát, đánh giá, tổng kết toàn diện chính sách thuế thu nhập cá nhân để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét điều chỉnh vào thời điểm thích hợp. 
Bộ Tài chính bãi bỏ một số chính sách thuế xuất, nhập khẩu

Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tổng số thu thuế thu nhập cá nhân tăng đáng kể trong những năm vừa qua. Cụ thể, số thu năm 2018 là gần 97.000 tỉ đồng, hơn gấp đôi so với con số gần 47.000 tỉ đồng vào năm 2013; chỉ số giá tiêu dùng biến động gần cán mốc 20%. Do vậy, Bộ Tài chính đang rà soát, đánh giá, tổng kết toàn diện chính sách thuế thu nhập cá nhân để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét điều chỉnh vào thời điểm thích hợp.

Theo đó, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm 2013 đến nay đang tiến gần đến mốc 20% - ngưỡng phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2013.

Cơ quan thuế đang nghiên cứu để đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, đồng thời rà soát toàn diện chính sách thuế này để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh vào thời điểm thích hợp.

bo tai chinh du kien dieu chinh chinh sach thue thu nhap ca nhan
Ảnh minh họa

Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 có hiệu lực từ 1/7/2013 quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Trường hợp CPI biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Theo Tổng cục Thuế, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế đã thường xuyên cập nhật chỉ số CPI theo các công bố của Tổng cục Thống kê để đảm bảo quản lý theo đúng quy định.

Cụ thể, tháng 7/2013, thời điểm Luật bắt đầu có hiệu lực, thì chỉ số CPI được tính là 100%. Đến hết năm 2014, chỉ số CPI tăng 4,82% so với thời điểm 1/7. Tương tự năm 2015, chỉ số này tăng 5,49%; năm 2016 tăng 8,29%; năm 2017 tăng 12,11%; đến cuối năm 2018 tăng 16,07% và tính đến hết 6 tháng đầu năm 2019, chỉ số CPI đã tăng 18,17%. Như vậy, mức biến động này chưa đến ngưỡng 20% để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, dự kiến mức tăng CPI năm 2019 khoảng dưới 4% nên CPI đến cuối năm nay có thể vượt trên 20% so với thời điểm Luật số 26/2012/QH13 có hiệu lực.

Do đó, Tổng cục Thuế đang phối hợp với đơn vị có thẩm quyền của Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo đúng quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Cùng với đó, rà soát, đánh giá, tổng kết toàn diện chính sách thuế thu nhập cá nhân để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh vào thời điểm thích hợp.

Chia sẻ về cách tính giảm trừ gia cảnh của Việt Nam so với các nước, bà Tạ Thị Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh thuộc Tổng cục Thuế cho biết: "Ở nhiều nước phát triển, thu nhập và chi tiêu của người dân gần như được kiểm soát đầy đủ nên việc giảm trừ được thực hiện theo hóa đơn, chứng từ thực tế cho toàn bộ chi phí học hành của con, chăm sóc, khám điều trị chữa bệnh... Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa kiểm soát được toàn bộ thu nhập cũng như chi tiêu của dân cư nên buộc phải sử dụng công cụ là giảm trừ gia cảnh. Khi biến động giá đến ngưỡng quy định thì phải nâng mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với thực tế".

Về tác động đối với thu ngân sách nhà nước trong trường hợp nâng mức giảm trừ gia cảnh, bà Lan cho rằng, nếu tăng mức giảm trừ gia cảnh thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến tình hình thu ngân sách nhà nước, trong khi đó, việc tăng mức giảm trừ gia cảnh không chỉ phù hợp với thực tế, với quy định của pháp luật, mà còn tạo được thiện cảm của người dân.

Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tổng số thu thuế thu nhập cá nhân tăng đáng kể trong những năm vừa qua. Cụ thể, số thu năm 2018 là gần 97.000 tỉ đồng, hơn gấp đôi so với con số gần 47.000 tỉ đồng vào năm 2013. Năm 2019, số thu từ thuế thu nhập cá nhân dự kiến sẽ đạt hơn 113.000 tỉ đồng. Đến nay, cơ quan thuế đã cấp 50 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân, trong đó có 20 triệu mã số thuế của người có thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động