Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải trình trong Phiên thảo luận của Quốc hội

09/11/2020 15:55 Nghiên cứu, trao đổi
Xu hướng của thế giới và khu vực cho thấy tính cực đoan của thời tiết tăng lên và điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam. Biến đổi khí hậu cực đoan đến thời điểm mà con người rất khó kiểm soát được tính cực đoan, nồng độ khí nhà kính đã đạt trên 400 đơn vị phần trăm.
Những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội
bo truong bo tai nguyen va moi truong giai trinh trong phien thao luan cua quoc hoi
Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình trong phiên thảo luận.

Trong Phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Bộ trưởng Trần Hồng Hà dẫn Báo cáo của Ủy ban về rủi ro thiên tai của Liên hợp quốc cho biết, Biến đổi khí hậu cực đoan đến thời điểm mà con người rất khó kiểm soát được. Cường độ cũng như tần suất trong 40 năm qua đã tăng 4 lần, trong đó bão và lũ chiếm khoảng 40%. Giai đoạn 1980 - 1999 chỉ có 4.212 các thiên tai được xác định là thiên tai lớn nhưng đến nay, năm 2000 - 2019 đã có trên 7.348 thiên tai lớn, trong đó loại hình thiên tai xảy ra, nhiều nhất là lũ 3.254 lượt (chiếm 44%), bão 2.043 lượt (chiếm 28%).

Việt Nam đứng ở trong vòng bão của Tây Nam Thái Bình Dương - một trong trung tâm bão; đứng thứ 7 trong những quốc gia có cực đoan và rủi ro thiên tai cao nhất và đứng thứ 16 trong số các nước liên quan đến khí hậu cực đoan.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình thiên tai, trượt lở xảy ra trong thời gian vừa qua là tổ hợp các dạng thiên tai. Trong đó, liên tiếp đã có 4 cơn bão hướng về khu vực miền Trung, cơn bão số 9 là mạnh nhất trong 20 năm qua, hết sức nguy hiểm. Cùng với đó là, trạng thái vùng áp suất duy trì rất lâu ở miền Trung và đã tạo ra lượng mưa vượt qua các chỉ số đo lịch sử. Có những ngày lượng mưa ở Quảng Nam lên đến trên 500mm/ngày. Toàn bộ khu vực trượt lở ở miền Trung nằm trong đứt gãy địa chất và các đứt gãy này đã có sự cà sát và đứt gãy tạo ra độ phong hóa từ 9 đến 16m. (Trong đó khu kiểm lâm 67 Phong Điền, Cha Lo, Minh Hóa; khu vực Binh đoàn 337 Hướng Hóa, Trà Leng, Trà Vân, Nam Trà My, Quảng Nam; Phước Lộc, Phước Sơn; vùng sạt lở Rào Trăng 3… là những khu vực ở độ cao từ 300 đến 900m). Quá trình đó tạo ra đất, cát, sét, sỏi với độ gắn kết rất thấp và nằm trên địa hình đồi núi dốc, trọng lực trượt và độ dốc của sông, suối đều theo hình chữ V, vì thế luôn luôn nằm trong một động thái địa chất kiến tạo, đó là đứt gãy do tai biến địa chất đã hình thành.

Quá trình địa chất đó luôn làm cho đất đá bị nát vụn và thành phần đất đá đó cộng thêm vấn đề ngoại sinh là lượng mưa lớn mà theo tính toán, trong vòng khoảng 5 - 10 ngày lượng mưa 100mm thì tất cả những khu vực này đều dẫn đến nguy cơ sạt lở. Lượng mưa 500mm/ngày cũng làm gia tăng trọng lực trượt của đất và làm cho sự gắn kết của các mảng trượt, cộng với vấn đề địa chất nội sinh đang hoạt động. Mặt khác, ở đây, còn có thêm sự kết hợp của các yếu tố cấu thành tổ hợp các thiên tai, thiên tai từ sạt lở đất nhỏ gắn với đồi núi dốc và các sông suối hẹp tạo nên những biển hồ nước và kích hoạt các hoạt động địa chất nội sinh đó là hoạt động trượt khiến cho các vụ việc xẩy ra.

Về vấn đề chuyển đổi đất rừng, Bộ trưởng cho biết ở các khu vực có đồng bào sinh sống lâu đời thì chủ yếu là rừng lâm nghiệp và phát triển cây lâm nghiệp, trong đó độ che phủ từ 60 - 80%, còn ở khu vực trồng cây nông nghiệp thì độ che phủ là 50%. Trước sự phát triển của đất nước như hiện nay dân số tăng trưởng trên 100 triệu dân, chúng ta cần có không gian để phát triển đô thị, bố trí dân cư. Tuy nhiên, nếu chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác thì Bộ trưởng đề nghị cần phải có sự tính toán, cân bằng các lợi ích chung.

Việc vận hành các hồ điều tiết vừa qua tại các tỉnh miền Trung đã làm tốt vai trò giảm lũ dưới hạ lưu. Mặc dù các hồ chứa miền Trung không có khả năng để cắt lũ nhưng sự điều tiết nhịp nhàng, chặt chẽ và khoa học đã giúp giảm được lũ ở hạ lưu từ 30 - 50% tổng lượng lũ.Ở hầu hết các hồ chứa lớn hiện nay, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã đưa ra 11 quy trình điều tiết các hồ trên 11 lưu vực sông. Ngoài mục tiêu phát điện, các hồ điều tiết này đã thực hiện chức năng cung cấp nước trong mùa cạn. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết cực đoan, lượng nước trên các sông giảm 80 - 90% trong mùa cạn (nhất là khu vực miền Trung) thì các hồ này đã cấp được 30 - 50% lượng nước. Vai trò này của hồ điều tiết là không thể thay thế.

Việt Quang
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động