Cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật về quản lý, sử dụng vũ khí

29/10/2019 22:33 Tăng trưởng xanh
Chiều 29/10, trước khi thảo luận ở Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại Hội trường để nghe báo cáo về dự án luật này.
Trình Quốc hội cho thí điểm không tổ chức HĐND phường tại Hà Nội Thành viên Chính phủ phải tham dự đầy đủ các phiên thảo luận của Quốc hội Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội

Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 14/2017/QH14 về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Có thể nói, việc ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và các lực lượng khác, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời, cũng là một trong những cam kết của Việt Nam trong việc kiểm soát vũ khí, chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí mà Việt Nam đã tham gia ký kết với các nước trong khu vực và Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã bộc lộ một số bất cập, khoảng trống trong việc xử lý hình sự đối với hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết dự án luật được xây dựng nhằm mục đích bảo đảm sự tương thích giữa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ với Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xử lý hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng, không để khoảng trống pháp luật trong việc xử lý hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng.

Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, để kịp thời khắc phục những khó khăn vướng mắc, không để khoảng trống pháp luật trong việc xử lý hình sự đối với hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, ổn định của đất nước và bảo đảm trật tự an toàn xã hội thì việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Luật số 14/2017/QH14 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhằm bảo đảm phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về xử lý hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng là rất quan trọng và cần thiết.

Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, một số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14) để tạo cơ sở pháp lý trong việc xử lý hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép và chiếm đoạt vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng. Tuy nhiên, để khắc phục triệt để những vướng mắc, bất cập, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật thì cần đồng thời xem xét sửa đổi, bổ sung các điều luật liên quan của Bộ luật Hình sự.

Có ý kiến cho rằng, nếu chỉ sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 6 Điều 3 sẽ không thống nhất về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp với các khoản khác trong Điều này và một số quy định khác có liên quan trong Luật hiện hành. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định khác của Luật số 14/2017/QH14 để bảo đảm tính chính xác, tính thống nhất về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp và trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 304 của Bộ luật Hình sự để khắc phục triệt để những vướng mắc, bất cập, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và bảo đảm cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng.

Vì vậy, Báo cáo thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung nội dung đánh giá, phân tích phương án sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự; làm rõ ưu điểm của việc sửa đổi, bổ sung Luật số 14/2017/QH14 so với việc sửa đổi, bổ sung Điều 304 của Bộ luật Hình sự; đồng thời đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phân tích, đánh giá để làm rõ việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 như Chính phủ trình có bảo đảm căn cứ để xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo Điều 304 Bộ luật Hình sự.

Ủy ban Quốc phòng-An ninh cũng cho rằng, để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những hạn chế, vướng mắc hiện nay, kịp thời xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, thì trước mắt trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật số 14/2017/QH14; đồng thời đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ hơn căn cứ pháp lý (như các quy định liên quan trong Luật số 14/2017/QH14, thiết kế Danh mục vũ khí có tính năng tác dụng tương tự vũ khí quân dụng một cách khoa học, hợp lý nhất) để xử lý hình sự đối với các hành vi này và nghiên cứu, sớm báo cáo Quốc hội xem xét việc sửa đổi, bổ sung Điều 304 của Bộ luật Hình sự như các ý kiến nêu trên.

Về sự phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, sự phù hợp với Hiến pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính khả thi của dự thảo Luật, ông Võ Trọng Việt khẳng định, đa số ý kiến cho rằng, nội dung dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; bảo đảm tính hợp hiến và cơ bản thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành; tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát các quy định liên quan để bảo đảm tính thống nhất với Bộ luật Hình sự.

Theo VGP
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động