Chương trình hành động số 31 Ctr/TU tạo chuyển biến tích cực trong ngành Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh

03/12/2023 08:11 Kinh tế, xã hội
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về chỉ số an toàn thông tin mạng. Năm 2020, Bắc Ninh xếp thứ 7 cả nước; năm 2021 xếp thứ 5; năm 2022 xếp thứ 4 toàn quốc.

Chương trình hành động số 31 nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với ngành Thông tin và Truyền thông: “Đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ hơn 90% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh; phấn đấu đưa Bắc Ninh đạt chỉ số an toàn thông tin mạng thuộc nhóm dẫn đầu cả nước. Định hướng đến năm 2030, phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; phấn đấu đưa Bắc Ninh đạt chỉ số an toàn thông tin mạng thuộc nhóm dẫn đầu cả nước”.

Để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu đề ra, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh đã chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch và những nội dung chiến lược liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. Trong đó, tập trung đầu tư hạ tầng cáp quang, xây dựng trạm BTS…

Chương trình hành động số 31 Ctr/TU tạo chuyển biến tích cực trong ngành Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh
Sau hơn một năm thực hiện Chương trình hành động số 31 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngành Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Nhờ vậy, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, rộng về quy mô và đa dạng các loại hình dịch vụ. Hệ thống tổng đài kỹ thuật số, tuyến truyền dẫn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh được cáp quang hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mạng ngoại vi từng bước được quy hoạch xây dựng ngầm hóa trên phạm vi toàn tỉnh. Mạng điện thoại di động, mạng truyền hình trả tiền được triển khai rộng khắp với chất lượng cao, góp phần phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc đa dạng của người dân.

Hiện toàn tỉnh có hơn 2,2 triệu thuê bao điện thoại (trong đó, thuê bao điện thoại di động chiếm khoảng 98,6%); hơn 1,4 triệu thuê bao Internet, mật độ đạt 96 thuê bao/100 dân; hơn 3.145 trạm BTS các loại (2G, 3G, 4G, 5G), với gần 1.400 cột BTS.

Với sự nỗ lực, quyết tâm cao trong quá trình triển khai, đến nay lĩnh vực viễn thông đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhiều chỉ tiêu được giao đã đạt và vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đến 100% hộ gia đình tại đô thị; phủ sóng dịch vụ mạng di động 3G, 4G đến tất cả thôn, xóm trên địa bàn tỉnh; mạng di động 5G được triển khai tại khu công nghiệp Yên Phong, địa bàn 2 thành phố Bắc Ninh và Từ Sơn.

Bảo đảm an toàn thông tin mạng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong điều kiện, bối cảnh hiện nay, chính vì vậy công tác này được Sở đặc biệt coi trọng, thường xuyên phối hợp, tham mưu ban hành các văn bản, chính sách triển khai toàn diện các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh.

Chương trình hành động số 31 Ctr/TU tạo chuyển biến tích cực trong ngành Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh
Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về chỉ số an toàn thông tin mạng.

Tỉnh đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia về an toàn thông tin mạng chuyên sâu có trình độ cao, chủ động thành lập, kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng. Mặt khác, tỉnh thường xuyên đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách, phụ trách về công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh; tổ chức diễn tập an toàn thông tin thực chiến, qua đó giúp các cán bộ được trực tiếp tấn công, phòng thủ và ứng cứu sự cố có nguy cơ gây mất an toàn thông tin.

Nhằm tăng cường khả năng phòng, chống các nguy cơ tấn công mạng, Sở phối hợp với các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin tiến hành đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC). Đồng thời, Sở cũng triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của tỉnh theo mô hình 4 lớp gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.

Theo phân tích, các sự kiện trên hệ thống giám sát an toàn thông tin, cảnh báo nguy cơ tấn công mạng tỉnh Bắc Ninh đã giảm đáng kể qua từng năm. Năm 2022 là 3.068 sự kiện; năm 2023 giảm còn 1.123 sự kiện. Tất cả các sự kiện có nguy cơ tấn công mạng đều được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra sự cố đáng tiếc.

Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về chỉ số an toàn thông tin mạng. Năm 2020, Bắc Ninh xếp thứ 7 cả nước; năm 2021 xếp thứ 5; năm 2022 xếp thứ 4 toàn quốc.

Năm 2023, Bắc Ninh tham gia chương trình diễn tập ACID do Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam phối hợp với Trung tâm Ứng cứu sự cố các nước Đông Nam Á tổ chức, đoàn Bắc Ninh đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Có thể khẳng định, sau hơn một năm thực hiện Chương trình hành động số 31 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngành Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đây chính là tiền đề, động lực để ngành tiếp tục phấn đấu, hoàn thành tốt tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ lớn lao hơn trong thời gian tới.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động