Công tác xây dựng pháp luật được đặc biệt quan tâm

31/10/2019 14:54 Tăng trưởng xanh
Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm, thảo luận của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội.
Hàng Việt Nam liệu có dễ dàng khi xuất siêu vào Mỹ? Trung tướng Trần Việt Khoa: Giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Bắt đầu thảo luận về kinh tế - xã hội

Giải trình, làm rõ những nội dung được các đại biểu Quốc hội đề cập, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, trong thời gian qua công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thi hành pháp luật đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương hết sức quan tâm. Hệ thống pháp luật cơ bản được hoàn thiện, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

cong tac xay dung phap luat duoc dac biet quan tam
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: quochoi.vn

“Từ ngày 1/1/2016 đến nay, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 44 dự án luật và 11 nghị quyết, 1 pháp lệnh. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 576 nghị định, 144 quyết định. Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành khoảng 2.400 thông tư và thông tư liên tịch. Các địa phương đã ban hành khoảng gần 65.000 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền”, Bộ trưởng Lê Thành Long dẫn số liệu.

Từ chương trình kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét và thông qua 12 luật, bộ luật, 4 nghị quyết và đồng thời cho ý kiến về 9 dự án luật đã được trình, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng số lượng các văn bản ban hành nhiều như vậy, có những điểm rất sáng và ban hành rất kịp thời. Ví dụ như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, là góp phần để xử lý nợ xấu; một số nghị quyết cho các địa phương, chẳng hạn Nghị quyết 199 đặc thù cho TP HCM đã và đang phát huy tác dụng…

Về các hạn chế, Bộ trưởng Lê Thành Long thừa nhận đúng như các đại biểu Quốc hội đã nêu. Trong thời gian qua có một số các văn bản pháp luật còn vướng. Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn quy định chi tiết là một thực tế. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng chúng ta phát hiện ra nhưng xử lý chậm, chậm là do liên quan đến quy trình. Tức là phải lập đề nghị, phải xem xét, phải đưa vào chương trình và phải trình các cơ quan có thẩm quyền và cũng có phần là do sự e dè của các cơ quan.

“Tôi cũng thấy rằng chúng ta đã ý thức được về tình hình, vấn đề bây giờ đặt ra là xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp”, Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu.

Bộ trưởng cũng nêu lên một số nguyên nhân dẫn tới những bất cập trong công tác xây dựng pháp luật, trong đó nhấn mạnh sự chưa chủ động của các bộ, cơ quan ngang bộ và các chủ thể trình văn bản luật. Năng lực làm luật còn hạn chế, trong đó có vai trò của các bộ, ngành và có vai trò thẩm định của Bộ Tư pháp. Có rất nhiều vấn đề khó trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật…

“Báo cáo với Quốc hội, Chính phủ đã ý thức được vấn đề này và đã đề ra rất nhiều biện pháp khắc phục, thúc đẩy triển khai thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật”, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định.

Theo VGP
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động