Chung cư được xây tối thiểu 25m2:

Dân nghèo, người thu nhập thấp có thể "mừng thầm"?

22/09/2019 07:20 Tăng trưởng xanh
Chuyên gia cho rằng, việc giảm diện tích căn hộ có thể được coi là một giải pháp logic cho vấn đề thiếu nguồn cung căn hộ thương mại giá rẻ. 
Cơ hội tiếp cận nhà ở của người nghèo còn nhiều khó khăn! Nhiều dự án nhà ở xã hội bị kiểm tra về chuyển nhượng
dan ngheo nguoi thu nhap thap co the mung tham
Nguồn cung nhà giá rẻ hiện nay còn đang rất hạn chế cả về chất và lượng.

Bộ Xây dựng hiện đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo quy chuẩn Quốc gia về nhà chung cư. Trong phần yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, Bộ Xây dựng quy định căn hộ chung cư phải có tối thiểu một phòng ở, một phòng vệ sinh và có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 25m2.

Bên cạnh đó, diện tích tối thiểu 25m2 cũng được Bộ Xây dựng cho phép áp dụng vào căn hộ du lịch (condotel) và căn hộ văn phòng (officetel). Ngoài ra, căn hộ văn phòng quy định thêm diện tích làm việc tối thiểu 9m2 và không bố trí bếp trong văn hộ văn phòng.

Theo quy định Luật Nhà ở 2005, nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2.

Sau khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực thi hành, quy định này đã được bãi bỏ. Luật Nhà ở 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hiện hành chưa có quy định cụ thể giới hạn diện tích tối thiểu đối với căn hộ chung cư thương mại.

Trước đó, từ năm 2017, Bộ Xây dựng đồng ý cho phép tạm thời xây dựng căn hộ chung cư diện tích tối thiểu 25m2 cho đến khi Bộ Xây dựng hoàn tất việc xây dựng quy chuẩn quốc gia về chung cư.

Giải pháp cho nhà ở giá rẻ

Nhận định về vấn đề này, bà Đỗ Thị Thu Hằng – Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội cho biết, phân khúc nhà giá rẻ khoảng từ 500 triệu đồng đến trên dưới 1 tỉ đồng luôn thu hút một lượng lớn nguồn cầu trên thị trường: người mua có thu nhập thấp, các cặp vợ chồng mới cưới có nhu cầu sống riêng, những sinh viên mới ra trường hoặc người mới đi làm, những người ngoại tỉnh đến làm việc, học tập trong thành phố... Tuy vậy, nguồn cung nhà giá rẻ hiện nay còn đang rất hạn chế cả về chất và lượng.

dan ngheo nguoi thu nhap thap co the mung tham Bỏ hoang "siêu" dự án Kim Chung - Di Trạch, Vietracimex vẫn được "ưu ái" lập quy hoạch khu nhà ở Sóc Sơn

"Điều này có thể hiểu được, bởi bài toán xây dựng nhà giá rẻ không phải là dễ dàng đối với các chủ đầu tư. Giá đất ở mức cao tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM đặt ra thách thức lớn về chi phí. Mặt khác, các nhà phát triển bất động sản giá rẻ phải đảm bảo nhu cầu sinh sống và sử dụng lâu dài của cư dân tại dự án" - bà Hằng nói.

Theo bà Hằng, việc giảm diện tích căn hộ có thể được coi là một giải pháp logic cho vấn đề thiếu nguồn cung căn hộ thương mại giá rẻ.

"Giảm diện tích căn hộ dẫn đến giá thành của căn hộ thấp hơn, phù hợp với túi tiền của những khách hàng có nhu cầu mua nhà giá rẻ hơn" - bà nói.

Tuy vậy, vị chuyên gia cũng cho rằng, chủ đầu tư cần có sự cân nhắc và thận trọng trong thiết kế, tận dụng không gian nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện, gói gọn các tiện ích sinh hoạt.

"Điều này có lẽ không quá khó vì các chủ đầu tư có thể tham khảo các quốc gia đi trước về xây dựng căn hộ siêu nhỏ như Hồng Kông, Singapore, Thái Lan. Giảm diện tích căn hộ cũng là một xu hướng tại các dự án chung cư nhằm tăng tính thanh khoản, vì vậy từ phương diện chủ đầu tư đây là một chuyển biến đáng mừng trong chính sách" - bà nói.

"25 m2 không có lỗi"

Thực tế, căn hộ 25 m2 không đi trái lại bất kỳ quy định hiện có nào về diện tích tối thiểu cho căn hộ chung cư thương mại. Tuy vậy, theo công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24/6/2013 về chỉ tiêu kiến trúc của công trình nhà ở cao tầng, Bộ Xây dựng có đưa ra chỉ tiêu dân số trong công trình nhà ở được tính bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người.

Theo bà Hằng, nếu xét trên phạm vi toàn dự án, diện tích nhỏ sẽ tạo ra áp lực về mặt vận hành tổng thể khi nhu cầu về điện, nước, xử lý rác thải, phòng cháy chữa cháy cũng như nhu cầu sử dụng các cơ sở hạ tầng và tiện ích chung của dự án theo số người và số hộ gia đình mà tăng lên.

Cùng với đó, căn hộ siêu nhỏ cũng đặt ra thách thức về mặt quản lý khi việc kiểm soát số lượng người ở trong căn hộ. Lúc này cơ sở hạ tầng tại các dự án căn hộ siêu nhỏ sẽ càng chịu áp lực cao hơn, nhanh chóng xuống cấp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cư dân nếu số người ở lớn hơn so với quy định.

Nhìn xa hơn là bài toán về chương trình phát triển nhà ở thành phố vì phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội nâng diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố lên 26,3 m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 8,5 m2/người) từ diện tích bình quân 23,1 m2/người và diện tích tối thiểu 6,5 m2/người trong năm 2015.

"Việc cho phép xây dựng căn hộ 25 m2 có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến mục tiêu này nếu như việc phát triển căn hộ 25 m2 không được quản lý tốt về số lượng người ở trong căn hộ" - bà Hằng nói.

Theo đó, vị chuyên gia cho rằng, để đưa căn hô 25 m2 đi vào thực tiễn một các thành công, các cơ quan nhà nước cần có cái nhìn tổng quan khi đưa ra những quy định và hướng dẫn cụ thể trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng các dự án có căn hộ diện tích siêu nhỏ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường căn hộ siêu nhỏ cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để vận hành và quản lý hiệu quả dự án. Có như vậy thì mới đảm bảo được chất lượng cuộc sống của cư dân tại các dự án này, tránh gây sức ép đáng kể lên hạ tầng giao thông và các tiện ích công cộng của thành phố, đồng thời giữ gìn hình ảnh và quy hoạch của đô thị.

Theo Phương Dung/Dân trí
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động