DAP-Vinachem gây ô nhiễm môi trường và những dấu hỏi

15/05/2023 16:06 Quản lý nguồn thải
Như đã đưa tin trước đó, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 12/QĐ-XPHC đối với Công ty Cổ phần DAP-Vinachem (DAP-Vinachem) với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường, tổng số tiền hơn 1,5 tỉ đồng.
Phạt DAP-Vinachem hơn 1,5 tỉ đồng vì vi phạm về bảo vệ môi trường Phạt DAP-Vinachem hơn 1,5 tỉ đồng vì vi phạm về bảo vệ môi trường

Các hành vi như: Xây lắp, lắp đặt đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; xả nước thải ra môi trường với lưu lượng 96m3/ngày đêm, có chứa 11 thông số vượt quy chuẩn cho phép ra môi trường.

Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng là đình chỉ hoạt động của người phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường (hệ thống hòa bùn nhà máy PA) của công ty với thời gian 4,5 tháng.

DAP-Vinachem gây ô nhiễm môi trường và những dấu hỏi
Cần có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi cố tình vi phạm trong lĩnh vựa môi trường.

Nếu chỉ đơn thuần việc gây ô nhiễm môi trường hay cố ý gây ô nhiễm môi trường, đến khi bị phát hiện thì cơ quan chức năng có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phần nào đó không đủ tính chất răn đe, không có nhiều tác dụng trong việc thể hiện trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm của cơ quan cấp trên.

Trao đổi với PV Tạp chí Công nghiệp môi trường, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng: Việc công ty, nhà máy sản xuất tự ý lắp đặt đường ống xả thải trái phép để xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường là hành vi rất nghiêm trọng, nó thể hiện ở ý chí chủ quan của lãnh đạo đơn vị khi cho phép lắp đặt đường ống trái phép này. Hơn nữa, việc lắp đặt đường ống trái phép như vậy khiến cho việc quản lý lưu lượng nước thải sau xử lý thải ra môi trường của nhà máy không được đầy đủ từ đó dẫn đến việc tính, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp không được đúng, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Tiếp theo đó, cần xác định thời điểm thực hiện hành vi vi phạm, để thấy được mức độ nghiêm trọng của hành vi xây dựng, lắp đặt đường ống xả thải trái phép của doanh nghiệp. Hơn hết, cần xác định trách nhiệm của người đứng đầu công ty, người phụ trách giám sát công tác bảo vệ môi trường của công ty để có hình thức xử lý phù hợp.

Đối với đơn vị cấp trên, trong trường hợp này là Tập đoàn Hóa Chất, cần làm rõ trách nhiệm về công tác quản lý của Tập đoàn đối với đơn vị thành viên, việc công ty cố tình xả chất thải không đạt chuẩn ra môi trường như vậy thì số tiền đóng phạt của đơn vị thành viên được xem xét ra sao? Công tác kiểm tra, phối hợp về quản lý chất thải, kinh phí dự toán cho việc xử lý chất thải đối với DAP-Vinachem được phân bổ như thế nào?

Với những ý kiến trên, rất cần câu trả lời từ Tập đoàn Hóa Chất, Công ty DAP-Vinachem, cùng đơn vị quản lý chuyên ngành của địa phương để không tái diễn những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, đến hình ảnh của ngành Hóa Chất Việt Nam cũng như trách nhiệm trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Nguyễn Quang
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động