Đầu tư năng lượng sạch ở các nước đang phát triển giảm mạnh

26/11/2019 13:40 Tác động môi trường
Năm 2018, mức đầu tư năng lượng sạch tại các nước đang phát triển giảm hơn 1/5 so với năm 2017, trong khi lượng than sản xuất tăng lên một mức mới.
Anh Quốc: Vận hành được pin năng lượng Mặt trời vào ban đêm Quốc tế đánh giá Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về năng lượng sạch 7 sáng kiến đặc sắc về năng lượng sạch của Đông Nam Á

Kết quả khảo sát hàng năm của Bloomberg New Energy Finance (BNEF) cho thấy, đầu tư năng lượng sạch tại các nước đang phát triển đã giảm hơn 1/5 vào năm 2018, trong khi lượng than sản xuất tăng lên một mức mới.

BNEF khảo sát 104 thị trường mới nổi và thấy rằng, các quốc gia đang phát triển đã tích cực hướng tới chuyển đổi năng lượng sạch. Tuy nhiên chưa đủ nhanh để hạn chế lượng khí thải và tác động của biến đổi khí hậu.

dau tu nang luong sach o cac nuoc dang phat trien giam manh
Trang trại năng lượng mặt trời ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.

Cụ thể, mức đầu tư mới vào các dự án năng lượng gió, mặt trời và năng lượng sạch khác đã giảm từ 169 tỉ USD năm 2017 xuống còn 133 tỉ USD năm 2018; chủ yếu là do sự sụt giảm trong đầu tư của Trung Quốc (từ 122 tỉ xuống còn 86 tỉ USD). Mức đầu tư của Ấn Độ và Brazil cũng giảm do chi phí sản xuất năng lượng mặt trời, gió thấp hơn.

Trong khi đó, quy mô điện than được sản xuất và tiêu thụ ở các nước đang phát triển đã tăng lên mức cao mới là 6,900 terrawatt/giờ (TW/h) vào năm ngoái từ mức 6.400 TW/h năm 2017. Than chiếm 47% tổng sản lượng điện trên 104 quốc gia. Mức tăng này tương đương với năng lượng tiêu thụ ở tiểu bang Texas (Hoa Kỳ) trong một năm.

Ông Ethan Zindler - Người phụ trách khu vực châu Mỹ tại BNEF cho biết: "Quá trình chuyển đổi từ than sang các nguồn năng lượng sạch hơn ở các quốc gia đang phát triển vẫn đang diễn ra nhưng cần thêm thời gian".

Khảo sát cũng cho biết, mặc dù sản xuất than tăng đột biến, công suất điện than mới được bổ sung vào lưới điện ở các nước đang phát triển đã giảm. Số các nhà máy điện than xây dựng mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ vào năm ngoái, ở mức 39 gigawatt (GW).

Báo cáo của BNEF được công bố ngày 25/11, một tuần trước khi cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc với sự tham gia của 190 quốc gia diễn ra tại Madrid (Tây Ban Nha).

Diệu Anh
Theo Reuters
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động