Hà Nội:
Đến năm 2021, rác thải sẽ được xử lý chủ yếu bằng công nghệ đốt
Hà Nội: Hợp tác đầu tư các dự án đốt rác phát điện |
Dây chuyền Nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Phương Dung |
Trong phiên thảo luận tổ, các đại biểu đã đề cập tới nhiều vấn đề, tập trung vào những nội dung, như: Quy hoạch, cải tạo chung cư cũ, ô nhiễm không khí, nước sạch, đặc biệt là bảo vệ môi trường, xử lý rác thải. Đại biểu Hoàng Huy Được (Ba Vì) nêu các vấn đề như: Thành phố đang phát triển, có nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vì vậy việc xả thải ra môi trường xử lý như thế nào để đạt tỷ lệ 95% cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải vào năm 2020; vấn đề chuyển dịch cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm trong nội đô ra ngoài trung tâm, chuyển cơ quan ra khỏi địa bàn trung tâm; đề cập tới sự cố đường ống nước sông Đà qua 2 năm vỡ 17-18 lần và vừa qua lại xảy ra sự cố nhiễm dầu, điều quan trọng là nguồn nước để xử lý thành nước sạch cũng dùng để tưới tiêu...
Đại biểu Đinh Trường Thọ (Thanh Oai) nêu ý kiến vi phạm trật tự xây dựng, xử lý lòng đường, vỉa hè; tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, làm nơi tập kết bán vật liệu xây dựng vô cùng tràn lan, các huyện khó khăn trong quản lý nếu không có chế tài mạnh; tình trạng ô nhiễm môi trường, địa bàn Thanh Oai có mấy nạn ô nhiễm: hệ thống sông ngòi, cụm công nghiệp và làng nghề gây ô nhiễm vô cùng nặng.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đang rất sát sao đối với vấn đề xử lý rác thải. Hiện, thành phố đã tìm và kêu gọi được 3 nhà đầu tư để hoàn thành việc xây dựng các nhà máy đốt rác vào năm 2020. Trong đó, nhà máy tại Sóc Sơn áp dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học, thu hồi năng lượng để phát điện công suất 75MW. Dự kiến, nhà máy có công suất 4.000 tấn rác thải/ngày, đêm, đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, hiện tiến độ đầu tư đạt trên 30%, chủ đầu tư cam kết hết tháng 8/2020 sẽ đưa vào chạy thử nghiệm và khánh thành vào tháng 10/2020. Hai dự án còn lại đặt tại Khu xử lý chất thải Xuân Sơn đang được triển khai. Cụ thể: Dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn (công suất 1.000 tấn/ngày-đêm, áp dụng công nghệ đốt rác phát điện, công suất 15,5MW; dự án Khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng (công suất 500 tấn rác thải/ngày-đêm, xử lý bằng phương pháp khí hóa để phát điện. 3 nhà máy này đi vào hoạt động thì đến quý 1/2021 cơ bản rác thải của Hà Nội được thu gom và xử lý bằng công nghệ đốt rác.
Trung bình mỗi ngày, trên địa bàn thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 6.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 11% được thu gom, xử lý bằng phương pháp đốt (không phát điện); còn lại phần lớn được chuyển đến các khu xử lý rác để chôn lấp. Theo dự báo, đến năm 2020, lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố tăng lên khoảng 8.500 tấn/ ngày-đêm. Đây sẽ là sức ép lớn nếu không sớm thúc đẩy các dự án xử lý rác tiên tiến. Ông Nguyễn Văn Quý - Phó Trưởng phòng Hạ tầng - Kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội |