Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa sự cố hóa chất

02/12/2020 13:43 Tăng trưởng xanh
Nhận định rõ yếu tố nguy hiểm, tiềm ẩn từ sự cố hóa chất, gây thiệt hại trực tiếp đến tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ về quản lý hóa chất.
Một số biện pháp xử lý sự cố rò, rỉ hóa chất AMONIAC nhằm giảm thiểu tác hại đối với con người và môi trường
doanh nghiep can chu dong phong ngua su co hoa chat
Trung tâm ứng phó sự cố và an toàn hóa chất diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại tại Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Bắc Giang).

Hoạt động liên quan đến hóa chất tại các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người, gây thiệt hại kinh tế và môi trường sống, do đó phải được quản lý an toàn trong tất cả các khâu (sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy). Trong thời gian qua, sự cố hóa chất từ cháy nổ, rò rì xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt tại cái tỉnh công nghiệp có lượng doanh nghiệp sản xuất, sử dụng, kinh doanh hóa chất tập trung đông như Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... Từ những sự cố đáng tiếc đó cho thấy, việc siết chặt quản lý hóa chất không bao giờ được xem nhẹ, chủ quan, lơ là.

Mặc dù hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hóa chất đã được ban hành tương đối đầy đủ, như: Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 5/3/2013 về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại; Quyết định 26/2018/QĐ-TTg ngày 1/7/2018 ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc; Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất…

Quy định pháp luật đã tạo hành lang pháp lý, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến hóa chất phải tự chịu trách nhiệm thực thi. Mỗi cơ sở sản xuất công nghiệp phải có đầy đủ kiến thức và nắm rõ tính chất nguy hiểm, phương pháp bảo quản, bảo đảm an toàn hóa chất và giảm thiểu rủi ro là yêu cầu không thể thiếu. Tính chuyên nghiệp phải được đề cao trong mọi khâu như giám sát chặt chẽ mọi hóa chất nguy hiểm; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động, bố trí đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ; lắp đặt các hệ thống xử lý, vận hành đúng chế độ, bảo đảm các quy định về thải nước thải, khí thải, chất thải rắn, xây dựng kế hoạch/biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và tình huống xảy ra sự cố từ đó triển khai huấn luyện, diễn tập nhuần nhuyễn “ai sẽ làm cái gì và làm khi nào” để nâng cao năng lực ứng cứu...Việc chủ động phòng ngừa ít tốn kém hơn so với giải quyết sự cố, giúp bảo vệ tài sản của chính doanh nghiệp, bảo vệ con người, môi trường sống của cộng đồng và ý thức tự giác của các cơ sở đóng vai trò quyết định.

Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn tình trạng doanh nghiệp chủ quan, lơ là, thụ động, chỉ chú trọng quan tâm thật sự sau khi sự cố xảy ra, một số cơ sở dù có quan tâm nhưng thực hiện mang tính đối phó, chưa đầy đủ. Vi phạm phổ biến là chưa thực hiện việc xây dựng biện pháp hoặc kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; chưa tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất; chưa xây dựng được nội quy an toàn hóa chất cho cơ sở; sắp xếp hóa chất trong kho chưa bảo đảm an toàn theo đúng các quy định hiện hành...

Trong thời gian tới doanh nghiệp cần có ý thức chủ động phòng ngừa thay vì để xảy ra sự cố rồi mới ứng phó. Cụ thể, doanh nghiệp phải bám sát đánh giá rủi ro mới nhất, chú ý các sự cố đã từng xảy ra, chủ động lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó nhanh chóng, sát với tình hình thực tiễn...”; đồng thời cần chú trọng đẩy mạnh kiểm tra theo kế hoạch về an toàn hóa chất; quản lý hóa chất và công tác diễn tập ứng phó sự cố đến các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất; chú trọng yêu cầu doanh nghiệp báo cáo định kỳ việc sử dụng hóa chất của đơn vị theo đúng quy định.

Các địa phương cũng cần phải chủ động hơn để có các kịch bản cũng như thực hiện diễn tập theo quy định của Luật hóa chất, Nghị định 113. Bên cạnh đó, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong ứng phó sự cố hóa chất, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật, nhằm ngăn ngừa không để sự cố xảy ra cũng như sẵn sàng tích cực tham gia ứng phó khi sự cố xảy ra. Quan trọng hơn là tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy trong hoạt động hóa chất.

Thu Quỳnh
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động