Giá trị xuất khẩu lâm sản tăng hơn 22%

01/10/2019 08:09 Tăng trưởng xanh
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 9/2019 ước đạt 890,8 triệu USD, tăng 22,7% so với với cùng kỳ 2018, nâng tổng giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 7,932 tỉ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ 2018. Xuất siêu lâm sản đạt 6,060 tỉ USD.
9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 383 tỉ USD Hành trình rác thải nhựa Mỹ đến với "đồng nát" châu Á: Bí mật "bốc mùi" Mục tiêu xuất khẩu ngành gỗ đạt 25 tỉ USD năm 2025 là khả thi

Gỗ và lâm sản được xuất khẩu đến trên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu.

Ước tính 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường này đạt 6,93 tỉ USD, chiếm 87,4% giá trị xuất khẩu lâm sản (Hoa Kỳ: 3,7 tỉ USD, tăng 32,2%; Nhật Bản: 1,03 tỉ USD, tăng 15,7%, Trung Quốc: 850 triệu USD, tăng 1,2%; Hàn Quốc: 620 triệu USD, giảm 12,7%, EU: 730 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2018).

Giá trị xuất khẩu lâm sản tăng hơn 22%
Nhiều sản phẩm chế biến sâu từ lâm sản cho giá trị cao trong xuất khẩu - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo Tổng cục Lâm nghiệp nhìn nhận, sản xuất lâm nghiệp 9 tháng đang ở mức ổn định, giá trị sản xuất đạt 31,66 nghìn tỉ đồng, tăng 4,0%. Đến nay, các tỉnh phía Bắc đang gấp rút triển khai trồng rừng cuối vụ, các tỉnh phía nam đã bước vào giai đoạn trồng rừng chính vụ. Tính chung 9 tháng, rừng trồng tập trung đạt gần 176.500 ha, giảm 5,4% so với cùng kỳ. Trồng cây phân tán đạt 60,7 triệu cây, giảm 2,8%. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng trưởng đều, sản lượng ước đạt 11,4 triệu m3, tăng 4,5% so với cùng kỳ.

Công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tại những địa phương có nguy cơ cháy rừng cao. Tuy nhiên, do thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài, nhất là thời điểm quý III nên vẫn xảy ra cháy tại Quảng trị, Quảng Ngãi, Bình Định… Tính chung 9 tháng, diện tích rừng bị thiệt hại là 2.415 ha, gấp 1,8 lần so với cùng kỳ, trong đó diện tích rừng bị cháy khoảng 1.947 ha.

Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã có những chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai phương án phòng cháy chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng mùa khô; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng thay thế và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống.

Thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1717/QĐ-BNN-TCLN ngày 14/5/2019 của Bộ về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu; Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Cùng với đó, sẽ hoàn thiện hồ sơ chuyển giao Vườn quốc gia Yok Đôn, Vườn quốc gia Tam Đảo về địa phương quản lý.

Bộ NN&PTNT cũng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT. Triển khai các nội dung sau Hội nghị các quốc gia thành viên lần thứ 18 (CoP18); triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

Theo Đỗ Hương/VGP
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động