Giải pháp chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

20/11/2020 08:08 Nghiên cứu, trao đổi
Sáng 17/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo kinh tế tuần hoàn và các giải pháp chính sách cho Việt Nam nhằm trao đổi về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp chính sách cho Việt Nam.
Thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn
giai phap chinh sach phat trien kinh te tuan hoan o viet nam
Hình ảnh tại buổi Hội thảo

Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang trở thành xu hướng của nhiều quốc gia. Nếu như mô hình kinh tế truyền thống chỉ quan tâm tới việc khai thác tài nguyên trong sản xuất thì mô hình KTTH chú trọng vào việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng tròn khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa (repair), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle) và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ (sharing) hoặc cho thuê (leasing).

Trong xu thế chung đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực và phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường. Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển KTTH. Đặc biệt, trong Luật BVMT (sửa đổi) đã có một điều khoản về KTTH, trong đó, KTTH được xác định là mô hình kinh tế mà trong đó, các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm thiểu khai thác nguyên vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường.

Việt Nam đã triển khai một số mô hình KTTH và mang lại những lợi ích cả về kinh tế và xã hội. Điển hình trong ngành nông nghiệp, mô hình vườn - ao - chuồng, mô hình nuôi tuần hoàn hữu cơ không chỉ giúp giảm phát thải mà còn đem lại thu nhập tốt cho người dân. Đặc biệt, các mô hình thu hồi năng lượng từ chất thải như biogas ở Huế, phân bón sinh học ở Đà Nẵng là giải xử lý an toàn chất thải động vật, tạo năng lượng tái sinh tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt chống ô nhiễm môi trường và góp phần giảm phát thải, giảm hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy phát triển nền KTTH ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện, như: Khuyến khích đầu tư áp dụng các mô hình KTTH thông qua chính sách ưu đãi thuế, phí, lãi suất và đất đai cho các dự án, doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động thúc đẩy KTTH; khuyến khích sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm, cung ứng từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh đáp ứng tiêu chí của mô hình KTTH; thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ; thúc đẩy hình thành cơ chế liên kết trên nền tảng của IOT; phát triển các mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu đô thị sinh thái; thay đổi thói quen người tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững; thúc đẩy tiêu dùng trung gian đối với thị trường nguyên liệu thứ cấp.

Kinh tế tuần hoàn đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm: tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.
Thúy Hà
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động