Hai nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch 53,3 tỉ USD
Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử hàng hóa xuất nhập khẩu Sửa đổi, bãi bỏ nhiều điều kiện sản xuất, nhập khẩu ôtô Điều kiện nhập khẩu nhãn tươi của Việt Nam vào Úc |
Cụ thể, tính đến ngày 15/8, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 154,4 tỉ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó có hai nhóm hàng nhập khẩu đạt tổng kim ngạch 53,3 tỉ USD, tương đương gần 34,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong cùng thời điểm; gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, tương tự như năm ngoái.
Ảnh minh hoạ. |
Trong đó, nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 31 tỉ USD, tăng tới 5,4 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2018, tương đương tốc độ tăng trưởng 21%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 22,3 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2018, tương đương kim ngạch tăng thêm 2,4 tỉ USD.
Về thị trường, Việt Nam vẫn nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhiều nhất từ Hàn Quốc với trị giá 10,2 tỉ USD (cập nhật theo thị trường hết tháng 7 của Tổng cục Hải quan), tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Các vị trí tiếp theo là Trung Quốc với 6,91 tỉ USD, tăng mạnh tới 65,9%; Đài Loan và Hoa Kỳ lần lượt ở vị trí thứ 3 với 2,93 tỉ USD, tăng 39,9% và thứ 4 với 2,63 tỉ USD, tăng tới 49,5%...
Những tháng đầu năm, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 8,04 tỉ USD, tăng 26,7%; từ Hàn Quốc đạt 3,73 tỉ USD, tăng 3,8% và từ Nhật Bản đạt 2,69 tỉ USD, tăng 6,1%...
Ngoài ra, đến 15/8, nước ta còn ghi nhận nhiều nhóm hàng nhập khẩu lên đến hàng tỉ USD, như vải đạt 8,2 tỉ USD; điện thoại và linh kiện đạt 7,99 tỉ USD; sắt thép đạt 6 tỉ USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 5,59 tỉ USD…