Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều động lực phát triển cho doanh nghiệp Dịch vụ môi trường
Dịch vụ môi trường (DVMT) được xem là một ngành kinh tế mới không chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, mà quan trọng hơn là đóng góp vào cung cấp hàng hóa và dịch vụ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên. Trong khi các doanh nghiệp đang gặp phải những thách thức trong việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong xuất khẩu sang thị trường của các nước phát triển thì việc mở cửa thị trường DVMT sẽ tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam và đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước áp dụng các tiến bộ trong khoa học công nghệ để bảo vệ môi trường với chi phí thấp hơn.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng thì việc mở cửa thị trường ngành DMVT trở thành một trong những nội dung quan trọng trong các đàm phán thương mại song phương và đa phương, cũng như các khuôn khổ hợp tác quốc tế.
Tính đến tháng 8/2023, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 15 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 03 FTA. Trong đó, vấn đề DVMT luôn được các nước đặt ra trong các cam kết. Do đó sẽ tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp DVMT của Việt Nam khi tham gia sân chơi bình đẳng này. Vì vây, các rào cản tiếp cận thị trường mà các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam hiện đang vấp phải sẽ dần được xóa bỏ và điều này sẽ tạo điều kiện tiếp cận các thị trường mới. Hơn thế, quá trình hội nhập của Việt Nam tạo ra những cơ hội mới cho các công ty dịch vụ hoạt động trong một môi trường cạnh tranh và cởi mở hơn. Đồng thời, các cải tổ về thể chế và hành chính phù hợp với những cam kết quốc tế tạo triển vọng dỡ bỏ rào cản đối với hầu hết các dịch vụ và hoạt động kinh doanh sẽ có một sân chơi bình đẳng. Hơn thế các công ty dịch vụ của Việt Nam có thể mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình ra nước ngoài nhờ tự do hóa thương mại ở những nước đối tác và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ.
Bên cạnh nhưng cơ hội, Doanh nghiệp DVMT đồng thời đứng trước nhiều thách thức, cụ thể là:
Một là, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Việc mở cửa thị trường DVMT sẽ làm gia tăng các cơ hội đầu tư kinh doanh của nước ngoài vào Việt Nam. Các doanh nghiệp - nhà cung cấp các dịch vụ này với đặc điểm là mạnh về nguồn tài chính, công nghệ và kinh nghiệm. Do đó, nếu Việt Nam không chuẩn bị sẵng sàng về năng lực thì khả năng bị mất thị trường tại chính trong phạm vi lãnh thổ là điều khó tránh khỏi…
Thứ hai, các cam kết về mở cửa thị trường sẽ kéo theo các yêu cầu về minh bạch hóa và loại bỏ các loại trợ cấp, hỗ trợ bóp méo thị trường. Đây sẽ là một khó khăn tiếp theo cho DVMT do hầu hết các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hiện vẫn là các tổ chức nhà nước, hoạt động ít theo cơ chế thị trường và vẫn dựa vào nguồn ngân sách. Việc loại bỏ các trợ cấp hay ưu đãi sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp này và làm suy yếu về năng lực cạnh tranh. Mặc dù Chính phủ đã có chính sách cho phép khu vực phi chính thức tham gia cung cấp các DVMT song vẫn còn ít cơ chế khuyến khích để thực sự thu hút sự tham gia của họ. Bên cạnh nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng này thì có thể kể đến một số nguyên nhân như chưa có một hành lang pháp lý độc lập về mức độ hoạt động và cơ cấu thuế chưa phù hợp với thực tế, chậm cấp phép, thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình không rõ ràng.
Thứ ba, Việt Nam phải xác định rõ ràng về vấn đề quyền sở hữu đối với những người cung cấp dịch vụ môi trường để xác định được các đối tượng hưởng lợi và chịu trách nhiệm thực thi các cam kết. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét tới quyền sở hữu tài nguyên. Hiện nay quyền sở hữu đối với tài nguyên và DVMT chưa được phân định rõ ràng. Tại nước ta, nhiều loại tài nguyên và các DVMT được coi như tài sản công cộng, ai cũng có quyền sử dụng không phải trả phí. Bên cạnh đó, việc khai thác các tài nguyên và DVMT này do một người hoặc một nhóm người không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác chúng đối với những người khác, do vậy dẫn đến hiện tượng suy thoái tài nguyên môi trường hoặc không ai chịu trả cho các hoạt động làm sạch môi trường.
Thứ tư, Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng về việc cung cấp các giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề đối với việc cung ứng một số dịch vụ chiến lược hay dịch vụ phát triển kinh doanh. Để cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp như DVMT đòi hỏi phải có những chứng chỉ chuyên nghiệp do pháp luật quy định. Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật cần thiết cho đến nay vẫn chưa được ban hành, dẫn đến sự lẫn lộn và không rõ ràng về các điều kiện và tiêu chí cho việc cung cấp loại hình dịch vụ này. Các thủ tục về cấp phép đối với DVMT là không rõ ràng và không minh bạch.
Thứ năm, Việt Nam phải xác định lại vấn đề về quyền kinh doanh đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường: thời gian trước đây DVMT được xem là một loại dịch vụ công nên chỉ có doanh nghiệp Nhà nước độc quyền thực hiện. Các công ty môi trường đô thị được cấp vốn từ nhà nước và không có quyền tự hạch toán, tự kinh doanh. Ngay cả đối với các mức phí DVMT, doanh nghiệp cũng không được thu trên cơ sở tính toán phù hợp với chi phí mà phải theo mức ấn định của Nhà nước. Tuy nhiên gần đây, do thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác BVMT cũng như thực hiện các cam kết đưa ra trong WTO, quyền kinh doanh bắt đầu được khuyến khích mở rộng cho các thành phần khác tham gia kinh doanh.
Thứ sáu, Việt Nam phải xây dựng khung pháp lý để tạo điều kiện thị trường hoá các loại hình DVMT: hiện nay chúng ta chưa có cơ chế thị trường cho hàng hoá và DVMT phát triển. Việc xây dựng cơ chế thị trường cho DVMT sẽ giúp giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngành.
Để nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết về dịch vụ môi trường, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ môi trường Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ như: Tạo lập môi trường pháp lý cho ngành DVMT, đặc biệt là các chính sách thu hút đầu tư mở rộng cho các doanh nghiệp DVMT nước ngoài vào hoạt động; Xã hội hóa hoạt động cung ứng DVMT; Tăng cường nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường và phát triển DVMT; Tăng cường quản lý chất lượng DVMT; Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp DVMT trong nước; Các doanh nghiệp DVMT cần có những chuyển biến kịp thời để phát huy điểm mạnh, vượt qua những thách thức, tận dụng cơ hội phát triển thị trường DVMT đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Tin mới
Khảo sát của Herbalife tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 9 trên 10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức k
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Tin khác
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Xây dựng mô hình MRV và bộ tiêu chí đánh giá mức độ công khai, minh bạch các hành động giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực quản lý chất thải
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.