Hơn 41.000 tỉ đồng tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi
Hà Nội: Thanh tra toàn diện các dự án đang triển khai ven hồ Đồng Mô Apple sẽ kháng cáo phán quyết của EC về khoản tiền thuế 13 tỉ euro Đấu tranh hiệu quả tội phạm "tín dụng đen" |
Sáng 17/9, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tình hình nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi còn cao.
Phiên họp sáng 17/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quốc hội. |
Cụ thể, tổng số tiền thuế nợ tính đến cuối năm 2018 là 81.618 tỉ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền thuế nợ không có khả năng thu ngân sách là 41.387 tỉ đồng, chiếm 50,7% tổng số tiền thuế nợ.
Trong đó, số nợ do cơ quan thuế quản lý là 76.328 tỉ đồng, tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh là 37.572 tỉ đồng. Số nợ hải quan quản lý là 5.289 tỉ đồng, không còn khả năng thu là 3.815 tỉ đồng.
Trước tình hình trên, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng nhất trí về sự cần thiết ban hành nghị quyết. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị cân nhắc, làm rõ việc xử lý tiền nợ thuế đối với các doanh nghiệp nhà nước, vì doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và hiện nay đang trong tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, việc khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế cần được xử lý trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng cần rà soát, báo cáo rõ việc xử lý tiền thuế nợ đối với các khoản nợ liên quan đến tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… trong dự thảo nghị quyết này, theo đó sẽ khoanh nợ, xóa nợ đối với các trường hợp cụ thể nào liên quan đến đất đai.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải (phải) và Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Zing. |
Trong phần thảo luận, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho thấy băn khoăn về số tiền nợ đọng thuế tăng. Bà đặt ra vấn đề: "Việc xóa nợ đọng thuế đối với đối tượng nào, mức độ xóa tới đâu, trách nhiệm của người nộp thuế, đặc biệt là trách nhiệm của người thu thuế như thế nào? Đã xử lý được cán bộ nào, cơ quan nào, về trách nhiệm đôn đốc thuế này chưa?
Trong khi đó, cử tri lại cung cấp số liệu cho thấy số lượng cán bộ tham gia kỳ thi vào ngành thuế, có năm lên đến 40.000 hồ sơ. Đây là ngành có "tỷ lệ chọi" cao nhất. Bà Hải hỏi: "Tại sao lại như vậy, ngành thuế có những ưu đãi gì, cán bộ thuế có những quyền lực gì?”.
Nữ đại biểu này cũng đưa ra tính toán, với 1 tỉ đồng có thể làm được 20 căn nhà tình nghĩa. Như vậy, với số tiền nợ thuế lên tới 40.000 tỉ đồng không có khả năng thu về cho ngân sách có thể xây được rất nhiều căn nhà tình nghĩa. Từ đó, bà đề nghị phải quan tâm, đề cập đến trách nhiệm người thu thuế trong nghị quyết, đồng thời rà soát quy định chặt chẽ, tránh bị lạm dụng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đặt câu hỏi về biện pháp đốc thu sắp tới và bày tỏ lo ngại quy định như dự thảo dễ dẫn đến bị lợi dụng. Ví dụ, doanh nghiệp đã nộp đơn xin phá sản nhưng chưa được phá sản, bỏ địa điểm kinh doanh sang địa điểm khác, hoặc có trường hợp tinh vi hơn như mượn danh, núp bóng người khác để thành lập doanh nghiệp. Qua đó, ông Thanh đề nghị làm rõ cơ chế, chính sách để xóa nợ thuế.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.