Kinh tế tuần hoàn từ tái chế nhựa: Nguồn tài nguyên đang bị bỏ phí

01/12/2019 17:24 Quản lý nguồn thải
Mô hình kinh tế tuần hoàn được xem là ưu việt khi tối đa hóa được vòng đời của sản phẩm nhựa làm tăng lợi ích kinh tế lại bảo vệ môi trường.
Quản lý rác thải nhựa bằng kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanhTrong nền kinh tế tuần hoàn rác cũng là tài nguyênTư duy về kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa và cao su
kinh te tuan hoan tu tai che nhua nguon tai nguyen dang bi bo phi

Vòng đời của các sản phẩm nhựa tăng lên khi cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến nền kinh tế tuần hoàn.

Cuộc chiến chống rác thải nhựa đang nhận được làn sóng ủng hộ tích cực từ công đồng khi Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu phế liệu nhựa (443.600 tấn từ tháng 11/2018 theo thống kê từ The Guardian). Những con số trên là minh chứng cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác nhựa của chính mình và của thế giới.

Tổ chức Ipsos Business Consulting đưa ra con số cho thấy, lượng nhựa tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam tăng khoảng 10% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 1990 - 2015 (từ mức 3,8kg lên xấp xỉ 41kg). Mỗi năm, người Việt tạo ra 81 triệu tấn rác thải nhựa và nilon thải ra môi trường, nhưng chỉ có khoảng 27% túi nhựa được thu gom và tái chế đúng cách.

Theo ông Hoàng Đức Vượng - Chủ tịch Chi Hội Nhựa tái sinh thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam, ngành nhựa Việt Nam với Hơn 2.000 doanh nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng từ 15 - 20%/năm. Dự báo đến năm 2023, ngành nhựa cần khoảng 10 triệu tấn nhựa phục vụ sản xuất và xuất khẩu nên sẽ phụ thuộc đến 80% nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Trong khi đó, công nghiệp tái chế nhựa của Việt Nam chưa phát triển bởi phát triển tự phát chủ yếu ở các làng nghề và cơ sở nhỏ. Mặc dù một số địa phương đã lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường, nhưng chưa có địa phương nào triển khai quy hoạch các khu công nghiệp; cụm công nghiệp cho riêng ngành công nghiệp môi trường, trong đó có ngành tái chế phế liệu nhựa.

“Điều này dẫn đến thực trạng nhập khẩu và tái chế nhựa phế liệu là vấn đề vô cùng nhạy cảm. Khi chính sách quản lý và thông quan còn bất cập, các cơ quan quản lý và dư luận chưa thực sự hiểu rõ về nhựa phế liệu nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp (DN) còn thiếu kinh nghiệm đã khiến tình trạng tồn đọng phế liệu nhựa tại các cảng rất lớn, gây áp lực rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, gây khó khăn cho các DN trong quá trình nhập khẩu phế liệu và sản xuất”, ông Vượng cho biết.

“Chìa khóa vàng” làm tăng vòng đời của sản phẩm

Việc tìm kiếm hướng đi bền vững, giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường đang đặt ra thách thức đối với ngành nhựa hiện nay. Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) được xác định là “chìa khóa vàng” gỡ bỏ các vướng mắc và giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp (DN) nhựa và ngành nghề liên quan trong “cuộc đua xanh” thông qua các hoạt động quản lý, thu gom và thái chế rác thải nhựa ở Việt Nam.

Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, ngay từ bây giờ các DN cần tiếp cận ngay với nền KTTH đang được xem là mô hình ưu việt khi tối đa hóa được vòng đời của sản phẩm, tạo ra những nguồn nguyên liệu mới từ phế liệu nhựa để vừa đạt được lợi ích về kinh tế, tạo ra các giá trị mới cho xã hội và môi trường.

Ông Phạm Hoàng Hải - Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc VCCI nhận xét, KKTH chưa thực sự khởi sắc tại Việt Nam khi hệ thống pháp lý chưa khuyến khích thực hiện gia công tái chế. “Các giải pháp ngắn hạn và hạn chế tại một số DN đều thất bại trong 3-5 năm hoặc không tạo được sự khác biệt lớn. Lượng nguyên liệu tái chế được từ các giải pháp này chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng nguyên vật liệu đưa vào thị trường mỗi năm. Cộng đồng DN chưa thực sự có một chương trình khuyến khích được sự tham gia từ cộng đồng trong các hoạt động thu gom, tái chế nhựa phế liệu" - ông Hải chỉ rõ.

Các chuyên gia thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho rằng, tái chế nhựa tại Việt Nam chính là một trong những hoạt động hướng đến việc thúc đẩy nền KTTH ở Việt Nam. Trong khi nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã đầu tư, đẩy mạnh và thành công trong việc chống ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và tận thu lợi ích kinh tế qua tái chế nhựa, Việt Nam lại nằm trong top những quốc gia đang lãng phí nguồn tài nguyên này.

“Việc thúc đẩy áp dụng các mô hình của KTTH vào trong ngành công nghiệp tái chế nhựa là một bước đi hoàn toàn cần thiết nhằm biến ngành này trở thành một ngành mũi nhọn trong phân ngành công nghiệp môi trường” - chuyên gia Lại Văn Mạnh nêu quan điểm.

Để phát triển ngành công nghiệp môi trường và tái chế nhựa phế liệu tại Việt Nam làm cơ sở, tạo đà cho nền KTTH phát triển, ông Hoàng Đức Vượng đề xuất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về KTTH, hướng tới thực hiện KTTH trong ngành công nghiệp tái chế nhựa với chủ trương: Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp là động lực trung tâm và cộng đồng tham gia thực hiện. Từ đó xây dựng lộ trình KTTH trong ngành công nghiệp tái chế nhựa, mà trọng tâm là Đề án thúc đẩy thực hiện KTTH trong lĩnh vực rác thải nhựa ở Việt Nam.

Phía Hiệp hội nhựa Việt Nam cần có cơ chế phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường trong việc quản lý các DN tái chế nhựa. Xem xét công tác cấp mới và cấp lại giấy phép nhập khẩu nhựa phế liệu, nhất là đối với các DN chưa đáp ứng đủ điều kiện.

Các DN tái chế nhựa cần tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các chính sách, quy chuẩn do nhà nước ban hành; có sự đầu tư thích đáng chi phí cho công tác bảo vệ môi trường, lập bộ phận chuyên môn về môi trường vận hành và bảo trì các hệ thống; Lựa chọn các đơn vị tư vấn có uy tín; kinh nghiệm; thiết kế; gia công và lắp đặt các hệ thống xử lý hiệu quả; khả thi; vận hành và bảo trì đúng theo thiết kế cũng như nên di dời hay đầu tư mới vào các KCN; CCN chuyên ngành.

Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội cũng cần hiểu đúng, không đưa những thông tin bài bác về lĩnh vực xử lý; sử dụng và tái chế nhựa phế liệu để có thông tin kịp thời; chính xác giúp cơ quan quản lý có thông tin cần thiết. Cộng đồng cũng cần ủng hộ các DN hoạt động đúng pháp luật; có hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường trong công tác tái chế nhựa tại Việt Nam.

Theo VOV
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động