Mỗi chuyến bay thải ra môi trường lượng CO2 khổng lồ

08/10/2019 11:13 Tác động môi trường
Theo phân tích mới của trang The Guardian (Anh Quốc), lượng CO2 bình quân đầu người trong mỗi chuyến bay nhiều hơn mức một người thải ra khi sinh hoạt thường ngày trong một năm.
Lọc không khí bằng rêu xanh Ngành Hàng không "sưởi ấm" Trái Đất như thế nào? Hàng không châu Á lao đao vì thương chiến Mỹ - Trung

Năm 2019 được dự báo là năm kỷ lục của ngành hàng không với 40 triệu chuyến, tổng cộng 8,1 triệu km đường bay; tăng 5% so với năm 2018 và 300% so với năm 1990. Đây là ngành sinh ra khoảng 2% lượng khí nhà kính trên toàn cầu và có tốc độ gây ô nhiễm tăng nhanh nhất trong các ngành công nghiệp hiện nay.

Tiến sĩ John Broderick - Chuyên gia nghiên cứu các chính sách về khí hậu và giao thông quốc tế của Đại học Manchester (Anh Quốc) cho biết, lưu lượng giao thông trên thế giới ngày nay đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử.

moi chuyen bay thai ra moi truong luong co2 khong lo
Bản đồ với những đường màu da cam biểu thị cho 162.637 chuyến bay cất cánh trong một ngày trên toàn thế giới. Ảnh: flightradar24.com.

Theo số liệu từ Atmosfair (Đức) - tổ chức hoạt động vì chất lượng không khí, một chuyến bay dài hơn 8.000 km có thể tạo ra 986 kg CO2/hành khách; con số này với chuyến bay dài 2.000 km là hơn 234kg CO2/hành khách – nhiều hơn mức một người thải ra trong một năm.

Tác giả của phân tích nhấn mạnh, các con số này được tính toán dựa trên lượng nhiên liệu yêu cầu và số chỗ ngồi trung bình của những loại máy bay phổ biến nhất trên thế giới; chưa tính đến lượng khí thải sinh ra trong quá trình chế tạo máy bay và các hiện tượng vật lý, hóa học khác diễn ra trên bầu trời.

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Manchester Metropolitan (Anh Quốc), lượng khí thải của ngành hàng không có thể tăng gấp đôi, thậm chí là gấp ba vào năm 2050, ngay cả khi toàn ngành chuyển sang sử dụng dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu hoặc thay đổi cách vận hành nhằm tối ưu hóa hoạt động.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) của Liên hợp quốc đang nỗ lực hạn chế lượng khí thải bằng cách đưa ra kế hoạch “tín dụng carbon”. Theo đó, mỗi hãng hàng không chỉ được xả một mức khí thải nhất định. Nếu vượt mức này, họ sẽ phải trả tiền để mua thêm “quyền xả thải”. Những hãng nào có lượng khí thải thấp hơn mức cho phép có thể bán “quyền xả thải” còn dư cho các hãng khác có nhu cầu.

Tuy nhiên, ông Broderick tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của kế hoạch này: “Nhiều hãng hàng không của các nước phát triển có thể sẽ không ngại chi tiền để mua thêm ‘quyền xả thải’. Kế hoạch này sẽ không thể ngăn họ mở rộng quy mô hoạt động”.

Nhiều chuyên gia khác thì cho rằng, lượng phí phụ trội sẽ được tính vào tiền vé máy bay, điều này có thể không công bằng với những khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ hàng không từ 1-2 lần mỗi năm.

Những tổ chức hoạt động vì môi trường đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách hạn chế mở rộng các sân bay và tổng số chuyến bay thay vì chỉ áp dụng “tín dụng carbon”. Kế hoạch đánh thuế lũy tiến trên mỗi chuyến bay là một trong những đề án nhận được nhiều sự ủng hộ, với ưu điểm: tác động trực tiếp và công bằng với mọi hành khách.

Diệu Anh
Theo The Guardian
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động