Một số công nghệ xử lý khí thải lò đốt chất thải y tế
Đốt là quá trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong chất thải. Hiện nay, rác thải y tế hoặc rác công nghiệp thường áp dụng phương pháp đốt. Phương pháp đốt tạo ra một lượng lớn khí thải độc hại nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Thành phần khí thải của lò đốt chất thải y tế tùy thuộc vào thành phần chất thải và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đốt.
Khí thải từ các lò đốt chất thải y tế rất độc hại. Cần đạt trên 1.000 độ C mới triệt tiêu hoàn toàn dioxin. Trong khí thải từ các lò đốt rác y tế có hàm lượng các khí HCl, HF thấp (vì thành phần nhựa trong rác thải chủ yếu là PE); Hàm lượng CO, SOx, bụi, VOCs không ổn định, thấp những vẫn vượt quá giới hạn cho phép; Hàm lượng NOx cao do đốt cháy thành phần N hữu cơ trong rác thải (khoảng 70 – 80% thành phần NOxsinh ra).
Quá trình đốt chất thải y tế tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm không khí gồm một lượng lớn CO, NO, NO2, CO, O3, Pb và bụi.
Có nhiều biện pháp để giảm thiểu tối đa bụi, các khí thải có độc, các chất gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên đa phần các phương pháp đều có quy trình gần giống nhau, chỉ khác nhau về vật liệu cũng như công suất xử lý.
Thông thường, khói thải sinh ra từ lò đốt chất thải y tế ra khỏi buồng đốt thứ cấp với nhiệt độ khoảng 600OC có chứa nhiều bụi, chủ yếu là mồ hóng và các khí độc hại sẽ được dẫn qua thiết bị thu hồi nhiệt trước khi dẫn vào các hệ thống thiết bị khử bụi (có thể tạo ra hiệu quả khử bụi 70- 80%). Thiết bị khử bụi có chức năng lọc bụi còn khử được một phần khí SO2, NO, NO2. Lượng bụi còn lại theo khói thải qua thiết bị xử lí các khí độc hại, ở đây sẽ xử lí tiếp một phần khí NO, NO2, SO2, CO và Dioxin/ Furan, vật liệu hấp thụ là vôi, có tác dụng hấp thụ các khói axit; than hoạt tính hấp thụ dioxin và furan. Hệ thống xử lí khí thải có thể được lắp thêm các thiết bị báo nhiệt độ, nồng độ một số loại khí như carbon để giám sát chất lượng khí thải và hiệu quả phân hủy của lò. Nước thải từ quá trình thiết bị lọc bụi kiểu ướt sẽ được tuần hoàn lại.
Có nhiều phương pháp để xử lý khí thải từ các lò đốt rác y tế như phương pháp rửa khí; phương pháp hấp thụ; phương pháp hấp thụ; phương pháp lọc ướt. Mỗi phương pháp đều có đặc điểm riêng, mang lại hiểu quả khác nhau và phù hợp với từng điều kiện cho phép của các cơ sở y tế.
Phương pháp rửa khí hay còn được gọi là phương pháp xử lý khí thải công nghiệp bằng chất hấp phụ. Phương pháp này, người ta chủ yếu sử dụng hệ thống tưới/phun sương dày đặc. Dòng khí bẩn khi đi qua lớp sương dung môi dày đặc sẽ phản ứng hóa học với dung môi. Nó bị trung hòa và thoát ra ngoài theo đường xả. Khí sạch sẽ đi ngược lại lên trên và thoát ra ngoài môi trường.
Phương pháp rửa khí sử dụng tháp rửa khí |
Phương pháp lọc ướt hoạt động trên nguyên tắc nguyên liệu rỗng sẽ được tưới ướt bởi nước, dòng khí được dẫn từ dưới lên và đi xuyên qua lớp nguyên liệu. Khi tiếp xúc giữa dòng khí thải có chứa bụi và bề mặt được tưới của vật liệu rỗng, các thành phần bụi sẽ được giữ lại trên bề mặt vật liệu sau ngừng thi công. Tại đó bụi sẽ bị rửa trôi và thải ra khỏi thiết bị dưới dạng cặn bùn.
Lớp vật liệu rỗng thường dùng là các loại có hình dạng khác nhau. Mục đích làm tăng tiết diện tiếp xúc với khí. Vật liệu thường là kim loại màu, sứ, nhựa. Dung tích sử dụng có thể là nước, kiềm và bazơ.
Cấu tạo tháp lọc ướt |
Phương pháp hấp phụ là quá trình xử lý dựa trên sự phân ly khí bởi lực hút của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí, trong quá trình đó các phân tử khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn. Có hai phương pháp hấp phụ là hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
Tùy vào tính chất và lưu lượng khí thải của từng cơ sở y tế mà chọn kiểu tháp hấp phụ khác nhau. Vật liệu hấp phụ cũng rất đa dạng như: than hoạt tính, silacagel và các chất hấp phụ tự nhiên khác... tùy vào loại khí thải mà chọn vật liệu hấp phụ thích hợp. Phương pháp hấp phụ có khả năng làm sạch không khí cao, hiệu quả xử lý trên 90%, giá thành xử lý thấp do vật liệu hấp phụ có khả năng tái sinh, tiết kiệm được chi phí xử lý cho nhà máy.
Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ |
Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị, doanh nghiệp cung cấp các thiết bị, công nghệ lọc khí lò đốt chất thải y tế có thể mang lại hiệu quả lọc cao tuy nhiên việc kiểm soát chặt chẽ quá trình vận hành của lò đốt chất thải y tế vẫn phải được đặt lên hàng đầu để giảm thiểu khí thải, bảo vệ môi trường.
Việc kiểm soát quá trình vận hành của lò đốt chất thải y tế phải dựa trên các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó quy định khí thải lò thiêu đốt chất thải phải phù hợp với QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế. Việc giám sát môi trường định kỳ đối với lò đốt chất thải rắn y tế phải được thực hiện theo quy định hiện hành và theo yêu cầu của cơ quan cấp phép, nhưng với tần suất không dưới 3 (ba) tháng/lần.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.