Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau bão số 5
Thời tiết hôm nay 31/10: Bão số 5 gây mưa tại nhiều tỉnh Trung Bộ Hàng nghìn người dân sơ tán khỏi vùng nguy hiểm trước bão số 5 Bão số 5 gây mưa to ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận |
Thông tin tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, sóng to gió lớn từ bão số 5 đã khiến 7 tàu thuyền bị trôi dạt ra biển, hiện vẫn còn 3 tàu bị mắc cạn. Ngoài ra, 70 tàu cá (tàu gỗ) loại vừa và nhỏ neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn bị đứt neo, dồn xô, va đập dẫn đến hư hỏng.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Định thông tin thêm, bão số 5 gây mưa to, gió lớn trong hai ngày qua đã khiến 144 nhà dân bị sập đổ. 2.000m kè biển ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) bị sạt trượt, cuốn trôi 13 ngôi nhà. Tỉnh Bình Định đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp ứng phó kịp thời thì 96 nhà dân khác sẽ bị cuốn trôi. Thiệt hại sơ bộ ước tính khoảng 400 tỉ đồng.
Về ảnh hưởng do bão số 5 tại tỉnh Phú Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, toàn tỉnh có 2 tàu bị chìm. Bè thủy sản cũng bị thiệt hại hàng trăm ha. Có 14 nhà dân bị sập đổ hoàn toàn, 18 ngôi nhà bị thiệt hại từ 30 - 50%. 70ha cây trồng bị ngập úng. Sạt lở đất gần 2.000m3. Hiện, toàn tỉnh vẫn còn 61 xã đang bị mất điện. Dự kiến trong hôm nay khắc phục tiếp 58 xã; 3 xã ngày mai khắc phục hoàn toàn sự cố về điện.
Theo thống kê, các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức sơ tán dân tại các vùng trũng thấp, ven sông suối và khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất với tổng số 5.888 hộ/19.803 người. Bên cạnh đó là di dời, gia cố 2.462 lồng bè/9.278 lao động vào nơi an toàn; thông báo cho khách du lịch trên các đảo, khu vực ven bờ biết diễn biến của bão, trong đó khách sạn trên đảo Vạn Ninh (Khánh Hòa) ngừng hoạt động.
Tại Bình Định, nhiều nhà cửa, hàng quán bị tốc mái, hư hỏng nặng. |
Đánh giá về công tác ứng phó bão số 5 của các bộ ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) - thẳng thắn chỉ ra một số điểm còn hạn chế, đăc biệt là vấn đề neo đậu tàu thuyền trên biển.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, đặc biệt là các địa phương phải xem xét, rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân vì sao như vậy. Không thể để vào cảng rồi mà vẫn bị cuốn trôi. Nếu bão số 5 lớn hơn thì sẽ ra sao.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị trực tuyến sáng 31/10. |
Ngoài ra, Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan hữu quan phải theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của bão số 5, lên phương án phòng tránh, giảm thiệt hại do ảnh hưởng của mưa, lũ sau bão. Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 5, trong đó, chú trọng đến công tác hỗ trợ cho người dân vùng ảnh hưởng thiên tai, người bị thương, thiệt hại tài sản, sớm ổn định sinh kế, giúp đỡ bà con bằng nguồn lực tại chỗ. Đặc biệt là bảo đảm chỗ ăn ở và việc đi học của các cháu học sinh.
Bên cạnh đó, đề nghị các bộ ngành, các địa phương khẩn trương huy động lực lượng tu sửa hệ thống đường giao thông, đê kè. Quản lý chặt chẽ mực nước các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi, bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du. Đồng thời, chủ động lực lượng, phương tiện tại chỗ để ứng phó kịp thời với các sự cố thiên tai.
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.