Quản lý rác thải đô thị: Người gây ô nhiễm phải trả tiền

02/03/2020 11:36 Quản lý nguồn thải
Người dân đô thị không sử dụng túi đựng rác chuyên dụng sẽ không được thu gom rác, hành vi vứt rác bừa bãi sẽ bị xử phạt nặng. Đó là một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến.
Kinh nghiệm xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình
quan ly rac thai do thi nguoi gay o nhiem phai tra tien

Hà Nội chưa phân loại rác tại nguồn khiến việc thu gom, xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Như Ý.

Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình hàng năm ở nước ta là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Thủ đô Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, tỷ lệ chôn lấp tới 90%. TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ chôn lấp cũng lên tới 69%, điều đó gây ra nhiều vấn đề môi trường và xã hội phức tạp.

Việt Nam cũng chưa phân loại được rác tại nguồn nhằm thúc đẩy quá trình tái chế, tái sử dụng. Vì vậy, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi tiến hành thu phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải theo hướng người gây ô nhiễm phải trả tiền, đồng thời thúc đẩy phân loại rác tại nguồn.

Theo dự thảo, Hà Nội và các đô thị lớn áp dụng cách làm của Hàn Quốc, phân loại chất thải sinh hoạt làm 4 gồm nhóm chất hữu cơ dễ phân hủy như rau quả, cơm thừa, nhóm có thể tái chế, tái sử dụng, nhóm chất thải cồng kềnh như bàn ghế, sofa và nhóm chất thải phải xử lý.

Công tác quản lý rác thải sinh hoạt sẽ được thực hiện theo phương thức giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ định đơn vị có chức năng sản xuất bao bì thu gom. Mỗi loại rác thải sẽ đựng trong một bao bì có màu sắc và giá tiền khác nhau. Tiền thu từ việc bán bao bì, sẽ bù chi phí sản xuất; đồng thời sử dụng cho việc thu gom, vận chuyện và xử lý chất thải rắn. Trường hợp người dân đô thị không sử dụng túi đựng rác chuyên dụng sẽ không được thu gom rác, hành vi vứt rác bừa bãi sẽ bị xử phạt nặng. Ngoài ra, sẽ huy động cộng đồng dân cư cùng giám sát việc thực hiện.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động