Sẽ ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
100 nhà phát triển phần mềm truy cập trái phép dữ liệu người dùng FBFacebook chính thức mở rộng sản xuất sang Việt NamHiệp hội Libra của Facebook chính thức công bố thành viên |
Tại phiên chất vấn sáng 8/11, trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hòa (Đồng Tháp) về việc có quản lý mạng xã hội như quản lý báo chí được không, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết mạng xã hội và báo chí là hai không gian khác nhau.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. |
Hướng đến các tiêu chuẩn đạo đức
Theo Bộ trưởng, nói đến báo chí là nói đến định hướng dư luận, sứ mệnh về thông tin, tạo ra năng lượng tích cực cho xã hội. Trong khi đó, mạng xã hội là không gian biểu đạt tự do của người dân. Trách nhiệm của chúng ta là hạn chế tiêu cực để không gian mạng lành mạnh hơn. Mọi người tham gia phải có trách nhiệm. Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ và Bộ TT&TT đã hoàn thành. Sắp tới Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng. Đây là một khung mềm, chủ yếu hướng đến các tiêu chuẩn đạo đức.
Về việc mạng xã hội nước ngoài chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam, Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm chúng ta là giữ chủ quyền ngay cả trên không gian mạng.
Theo Bộ trưởng, mạng xã hội cũng có 2 mặt, như Facebook hiện nay có khoảng trên 50 triệu người Việt Nam dùng và dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khi ta yêu cầu mạng xã hội tuân thủ luật pháp phải từng bước.
Về cơ sở luật pháp, Bộ trưởng cho biết sau khi có 2 nghị định hướng dẫn triển khai thi hành Luật An ninh mạng xong thì cơ bản sẽ có đủ hành lang pháp lý để quản lý mạng xã hội nước ngoài. “Họ đến đây kinh doanh thì phải đóng thuế và tuân thủ luật pháp Việt Nam” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cấm khai thác quá sâu đời tư
Trả lời câu hỏi của đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) về việc bảo vệ đời tư của người dân trên báo chí, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng đã có những quy định rất rõ ràng trong Luật Báo chí. Đặc biệt là khi đưa tin về các vụ án xâm hại tình dục, không được khai thác chi tiết.
“Bây giờ xác định đâu là ngưỡng chấp nhận được, đâu là ngưỡng vượt quá. Chuyện khai thác chi tiết liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và nhận thức của nhà báo. Chúng tôi nghĩ nghề báo là một nghề rất đặc biệt. Bản thân nhà báo phải tự nhận thức về sứ mệnh của mình là vì lợi ích cộng đồng" - Bộ trưởng Hùng nói.
Bộ sẽ cùng với Hội Nhà báo tăng cường hơn nữa trong công tác giáo dục đào tạo, nâng cao nhận thức của nhà báo và đặc biệt là sứ mệnh và trách nhiệm của những người làm nghề báo đối với xã hội.
Bấm nút tranh luận, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) cho biết, muốn Bộ trưởng cho ý kiến về hành lang pháp lý xử lý đối với việc đưa thông tin bí mật đời tư lên báo chí. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, những quy định nào ngăn chặn việc này? Việc báo chí khi viết về hoàn cảnh nào đó thì khai thác quá sâu vào thân phận, đời tư, hoàn cảnh gia đình của người đó thì có vi phạm pháp luật hay không? Quy định nào xử lý? Chúng ta cần có luật bảo vệ thông tin đời tư cá nhân trong bối cảnh bùng nổ công nghệ hay không?.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Luật Báo chí hiện quy định cấm khai thác quá sâu đời tư. Trong năm 2019, Bộ TT&TT xử lý 3 vụ thông tin chi tiết quá sâu đời tư. Giải pháp vừa bằng luật pháp nhưng vừa tuyên truyền.
"Chắc chắn phải có quy định. Các quốc gia đều có quy định về quản lý thông tin cá nhân. Thủ tướng đã giao nhiệm vụ rồi có thể phải ra một số nghị định" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.