Số ca rắn cắn ở Mỹ tăng đột biến, nghi do biến đổi khí hậu

12/08/2019 11:12 Tác động môi trường
Theo báo cáo của tờ Wall Street Journal, số ca bị rắn cắn tại Hoa Kỳ tăng đột biến trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân được cho là do hiện tượng ấm lên toàn cầu và mật độ dân số tăng nhanh, đặc biệt ở các tiểu bang miền Nam và vùng ngoại ô.
Huy động nguồn lực thích ứng biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn dự báo Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu
so ca ran can o my tang dot bien nghi do bien doi khi hau
Một con rắn đang săn mồi tại Câu lạc bộ Golf Quốc gia Augusta Georgia (Mỹ). Ảnh: Getty Images

Tại bang Bắc Carolina, Georgia và Texas, các trường hợp bị rắn cắn lên tới 2.118 ca, tăng 83 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, số ca bị rắn cắn ở Bắc Carolina và Georgia tăng 10%. Chỉ trong tháng 5 và tháng 6, ở Texas có tới 415 vụ, tăng 27% so với năm 2018.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ năm 2016, mỗi năm trung bình có 7.000 - 8.000 ca bị rắn cắn, trong đó khoảng 1.300 nạn nhân là trẻ dưới tuổi vị thành niên.

Các chuyên gia cho biết, hầu hết các trường hợp bị rắn cắn xảy ra ở các vùng ngoại ô đang phát triển nhanh chóng như Raleigh, Atlanta và Dallas. Nơi đây vốn là đất rừng hoặc đất nông nghiệp - môi trường sống của nhiều loài rắn. Con người có vẻ đang làm phiền cuộc sống của chúng bằng cách liên tục xây dựng nhà ở, thu hẹp lãnh thổ của loài bò sát này.

Ông Gaylord Lopez - Giám đốc điều hành của Trung tâm Ngộ độc bang Georgia chia sẻ: "Rõ ràng là chúng ta đang xâm chiếm môi trường sống của loài rắn".

Theo các nhà khoa học, hành vi của rắn còn liên quan mật thiết đến lượng mưa. Vào cuối năm ngoái, lượng mưa ghi nhận tại những khu vực này cao bất thường. Đây cũng là biểu hiện tiêu cực của thời tiết, gây ra do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Như vậy, biến đổi khí hậu đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến đời sống của các loài bò sát, khiến chúng hung hãn hơn.

Diệu Anh (Theo The Guardian)
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động