Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt

12/06/2022 09:03 Quản lý nguồn thải
Trong thời gian tới, để giải quyết triệt để những tồn tại và vướng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng. Đồng thời, hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn làm cơ sở cho các địa phương lựa chọn.

Trong thời gian tới, để giải quyết triệt để những tồn tại và vướng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng. Đồng thời, hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn làm cơ sở cho các địa phương lựa chọn.

Tại các địa phương, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải ngày càng gia tăng. Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã đề xuất nhiều giải pháp trong đó ưu tiên đầu tư, xây dựng các nhà máy xử lý rác thải. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các địa phương là việc lựa chọn công nghệ xử lý để đạt hiệu quả, đảm bảo các quy chuẩn. Để giải quyết vấn đề trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua Luật, các văn bản dưới Luật.

Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nhiều địa phương còn lúng túng

Quy định về đầu tư cơ sở xử lý chất thải được ưu tiên đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đảm bảo công khai, minh bạch được ghi rõ tại Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020: “UBND các cấp lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp Luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn. Trong đó giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, thí điểm tổ chức đấu thầu tập trung để lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý rác thải đáp ứng các tiêu chí về công nghệ, kinh tế, xã hội và môi trường; đảm bảo công khai, minh bạch trong chi trả dịch vụ xử lý rác thải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính xây dựng tiêu chí đấu thầu và hướng dẫn các địa phương thực hiện việc đấu thầu tập trung lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và công khai, minh bạch trong công tác quản lý rác thải tại các địa phương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt Tại Điều 28 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đã đưa ra các tiêu chí về công nghệ, về môi trường và xã hội, về kinh tế để làm căn cứ lựa chọn là đầu tư.

Trong thời gian tới, để giải quyết các tồn tại và vướng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như lựa chọn đầu tư cơ sở xử lý chất thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến ban hành danh mục công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn làm cơ sở cho các địa phương lựa chọn; Xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó tập trung xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật đối với một số công nghệ xử lý phổ biến như đốt, đốt phát điện và chôn lấp; xây dựng hướng dẫn phân loại chất thải tại nguồn để triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Các địa phương cần căn cứ vào các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp theo phương thức đối tác công tư để thu hút, lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp.

Hoàng Văn Khanh
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động