Thanh Hóa: Tăng cường hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại

02/08/2024 07:55 Quản lý nguồn thải
Nhằm nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế nói chung và chất thải y tế nguy hại nói riêng trên địa bàn tỉnh, ngày 23/7/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND về Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tăng cường hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại
Tăng cường hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại là góp phần đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, y, bác sĩ cũng như nhân dân

Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại.

Quy định này áp dụng đối với các cơ sở y tế bao gồm cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở xét nghiệm, kiểm nghiệm, các cơ sở thẩm mỹ (hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ), cơ sở nghiên cứu, kiểm định, thử nghiệm y, dược… có phát sinh chất thải y tế nguy hại; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Nguyên tắc chung về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại:

Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế thông thường trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.

Phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, không làm thất thoát chất thải ra bên ngoài…Không được tái chế, tái sử dụng chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.

Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải y tế thông thường lẫn vào chất thải y tế nguy hại thì phải quản lý như đối với chất thải y tế nguy hại.

Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn được xử lý tại cơ sở có chức năng xử lý hoặc được tập trung xử lý tại các cụm, hạn chế việc xử lý phân tán tại các cơ sở y tế. Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm.

Quy định về thu gom chất thải y tế nguy hại:

Chất thải y tế lây nhiễm được thu gom, lưu giữ theo quy định tại khoản 1, Điều 7 và khoản , khoản 2, khoản , khoản 5, Điều 8 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ theo quy định tại khoản 2, Điều 7 và khoản , khoản 2, khoản 4, Điều 8 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Điều 5, Thông tư số 02 2022 TT-BTNMT ngày 0 0 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thu gom chất thải y tế nguy hại trong trường hợp xảy ra dịch bệnh nguy hiểm: Các cơ sở y tế phải kịp thời điều chỉnh hoạt động thu gom chất thải y tế lây nhiễm; đồng thời, thực hiện thu gom chất thải y tế lây nhiễm theo quy định tại điểm d, khoản , Điều 7 Thông tư số 20 202 TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Vận chuyển chất thải y tế nguy hại:

Chất thải y tế lây nhiễm: Đối với các cơ sở y tế được đầu tư thiết bị xử lý trong khuôn viên: Thực hiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các khu vực phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải y tế tạm thời của đơn vị đảm bảo không phát tán vi rút, vi khuẩn gây bệnh trong quá trình vận chuyển. Đối với các cơ sở y tế xử lý theo cụm: Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở phát sinh chất thải y tế trong cụm đến cơ sở được chỉ định xử lý cho cụm thực hiện như sau: Cụm 1: Xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại có biển số 036A-005.97; Cụm 2: Xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại có biển số 036A-006.75; Cụm : Xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại có biển số 036A-006.87; Cụm 4: Xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại có biển số 036A-105.37; Cụm 5: Xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại có biển số 036A-004.68; Cụm 6: Xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại có biển số 036A-005.49; Cụm 7: Xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại có biển số 036A-005.64; Cụm 8, 9: Mỗi cụm chỉ xử lý chất thải phát sinh trên địa bàn 01 huyện.

Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại khoản , Điều 42, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải. Đối với những khu vực mà phương tiện vận chuyển của các cụm không đến được thì sử dụng phương tiện khác (xe mô tô, xe gắn máy) để thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định khoản , Điều 42 Thông tư số 02/2022 TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với các cơ sở y tế không thực hiện vận chuyển theo điểm a, điểm b khoản Điều này phải hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển chất thải nguy hại. Yêu cầu đơn vị vận chuyển phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung thực hiện dịch vụ xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải thực hiện vận chuyển.

Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm: Các bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ, phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm từ nơi phát sinh đến nơi xử lý phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 6, Điều 7; khoản , Điều 42 Thông tư số 02/2022 TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xử lý chất thải y tế nguy hại:

Chất thải y tế nguy hại lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Các cơ sở y tế phát sinh chất thải có thể lựa chọn ký hợp đồng, ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký giao nhận theo quy định và chuyển giao chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị mình để xử lý theo một trong các hình thức sau: Xử lý theo mô hình cụm: Trên địa bàn tỉnh, thực hiện chia thành 09 cụm xử lý bằng thiết bị hấp ướt kết hợp với nghiền cắt đã được ngành y tế đầu tư tại 09 đơn vị cho 09 cụm xử lý, cụ thể như sau: Cụm 1: Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (trừ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã có thiết bị xử lý riêng), thành phố Sầm Sơn và huyện Quảng Xương; Cụm 2: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc, xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Nga Sơn và thị xã Bỉm Sơn; Cụm 3: Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc, xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Thường Xuân; Cụm 4: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Triệu Sơn xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định và Thọ Xuân; Cụm 5: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy và Vĩnh Lộc; Cụm 6: Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghi Sơn xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Nghi Sơn; Cụm 7: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn huyện Nông Cống, Như Thanh và Như Xuân; Cụm 8: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn huyện Quan Hóa; Cụm 9: Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn huyện Bá Thước.

Chất thải y tế nguy hại sau khi được xử lý bằng công nghệ không đốt trở thành chất thải y tế thông thường.

Thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại của cơ sở được chỉ định xử lý cho cụm phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào nhật ký vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế và phải đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường….

Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND cũng quy định trách nhiệm của các cơ sở phát sinh chất thải y tế: Thực hiện quản lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022 NĐ-CP ngày 10/01/ 2022 của Chính phủ, Thông tư số 02/2022 TTBTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 20/2021 TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các văn bản pháp luật khác có liên quan và Quy định này; Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý chất thải y tế nguy hại theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Điều 8. Trách nhiệm của cơ sở vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại; Thực hiện các hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng các quy định của pháp luật và văn bản quy định, hướng dẫn của cơ quan chức năng; Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình tiếp nhận, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại của chủ xử lý chất thải theo yêu cầu của cơ quan chức năng; Đảm bảo các điều kiện an toàn khi đưa phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại vào hoạt động trên các tuyến đường.

Các cơ sở phát sinh chất thải y tế và các chủ vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh đang thực hiện hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại có những nội dung chưa phù hợp theo Quy định này, trước ngày 15 tháng 8 năm 2024 phải hoàn thành việc cập nhật, điều chỉnh các hoạt động tại cơ sở của mình theo đúng Quy định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Phạm Kiên
Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động