"Thiên đường" Venice ngập trong nước lũ do thủy triều
Thời tiết nắng nóng: "Án tử" treo lơ lửng của người lao động ngoài trời Vừa kết thúc mùa Hè, tuyết đã rơi bất thường tại Tây Mỹ Pháp: Gần 1.500 người tử vong do nắng nóng |
Cơ quan Khí tượng Quốc gia Ý cho biết, mực nước trung bình tại các kênh đào đã tăng trung bình khoảng 1,09m - 1,25m, đạt đỉnh 1,87m trong ngày 12/11, gây ngập lụt khắp thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do mưa lũ đến sớm, nhiều một cách bất thường và mực nước biển ngày càng dâng cao.
Trước tình trạng trên, khách du lịch đã phải lội qua những con phố ngập lụt để tìm nơi trú ẩn. Thị trưởng Venice Luigi Brugnaro cho biết trên trang cá nhân: “Báo động về lũ lụt đã vang lên ở khắp các con phố. Lực lượng chức năng được huy động tối đa để đối phó với những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra… Chúng tôi đang đối mặt với một đợt thuỷ triều cao bất thường”.
Quảng trường Thánh Mark ngập trong nước. Ảnh: EPA. |
Kể từ khi được quan sát và ghi nhận vào năm 1923, thuỷ triều tại đây chỉ chạm tới mức 1,94m một lần duy nhất vào năm 1966.
Để thực hiện cứu hộ và kiểm tra thiệt hại, lực lượng bảo vệ bờ biển phải sử dụng cả các thuyền phụ. Họ đã phát hiện một cụ ông 78 tuổi thiệt mạng vì bị điện giật khi nước tràn vào nhà.
Có nhiều du khách thậm chí đã phải ra vào khách sạn bằng cách trèo qua cửa sổ vì nước lên quá cao. Nhiều bàn ghế, vật dụng đắt tiền bị hư hỏng do ngập nước. Trong đó, Quảng trường Thánh Mark là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất trong thành phố vì nằm ở vị trí thấp nhất.
Nhiều du khách gặp khó khăn do mực nước lên quá cao. Ảnh: Getty Image. |
Tại khách sạn Cung điện Gritti xa hoa - nơi dành riêng cho giới hoàng tộc, các chính khách và người nổi tiếng trong nhiều thập kỷ, phần lớn khu quán bar đã chìm trong nước lũ.
Theo ông Brugnaro, sau khi thống kê về thiệt hại, thành phố có thể sẽ phải tuyên bố tình trạng thảm hoạ. Vị Thị trưởng cho rằng, mức thuỷ triều lên cao bất thường chính là do khủng hoảng khí hậu.
Bên cạnh mức thuỷ triều cao bất thường và nước biển dâng, nguyên nhân dẫn đến lụt tại Venice còn do lượng mưa lớn, hệ thống thoát nước quá tải do cơ sở hạ tầng kém.
Kể từ năm 2003, một dự án cơ sở hạ tầng lớn đã được thiết lập để bảo vệ thành phố trước tình hình mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp. Nhưng dự án này đã sớm “đổ bể” do chi phí vượt dự toán, bê bối chính trị…