Việt Nam xếp hạng 129/136 quốc gia xét về tính bền vững của môi trường

17/08/2019 18:36 Tác động môi trường
Sự phát triển của hoạt động du lịch gây ra nhiều tác động đến môi trường, sinh thái ở các điểm đến, nhất là tình trạng xả rác bừa bãi và ô nhiễm rác thải nhựa là những nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam có chỉ số xếp hạng thấp trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch, lữ hành toàn cầu, xét về tính bền vững môi trường.
CEO Group: Dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City đang tàn phá vịnh Bái Tử Long? Lễ phát động cuộc thi viết "Nói không với rác thải nhựa" Những điểm mới của Luật BVMT năm 2014 nói chung và liên quan đến việc phát triển ngành công nghiệp môi trường nói riêng

Theo Tổng cục Du lịch, ngành du lịch những năm gần đây đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, ngày càng có nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng.

Trong vòng 7 tháng đầu năm 2019, nhiều thị trường khách quy mô lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan đều có sự tăng trưởng lớn về lượng khách. Các thị trường hàng đầu trước đây cũng vẫn duy trì tăng trưởng như Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Đức... Trong năm 2019, mục tiêu của ngành du lịch là đón và phục vụ khoảng 17,5 - 18 triệu lượt khách quốc tế.

Thế nhưng, sự phát triển của hoạt động du lịch cũng gây ra tác động đến môi trường, sinh thái ở các điểm đến, nhất là tình trạng xả rác bừa bãi và ô nhiễm rác thải nhựa.

vie t nam xep ha ng 129136 quoc gia xet ve tinh ben vung cua moi truong
Việt Nam xếp hạng 129/136 quốc gia xét về tính bền vững của môi trường.

Theo đó, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành toàn cầu do “Diễn đàn Kinh tế thế giới” đánh giá, tiêu chí bảo vệ môi trường của Việt Nam đang là điểm yếu, xếp hạng 129/136 quốc gia xét về tính bền vững của môi trường.

Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh du khách toàn cầu đang ngày càng ủng hộ du lịch xanh, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái… Hiện, ngành du lịch đã triển khai nhiều chương trình, hành động cụ thể để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và từng bước cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh về môi trường.

Trong đó, ngành du lịch đang xây dựng bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam; phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về bảo vệ môi trường du lịch…

Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Công văn số 1857/BVHTTDL-TCDL về bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, cốc nhựa dùng một lần.

Qua đó, Bộ này đề nghị các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch thực hiện và chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khu du lịch, điểm du lịch triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng ống hút, cốc bằng vật liệu có nguồn gốc hữu cơ hoặc có thể dùng nhiều lần; hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, cốc nhựa dùng 1 lần và các sản phẩm khó phân hủy, giảm thiểu rác thải nhựa…

Mới đây nhất, ngành du lịch đã phát động Chiến dịch bảo vệ môi trường du lịch “Go Green – Du lịch Xanh” cam kết chung tay bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Chiến dịch này hướng tới nâng cao tính tự giác, ý thức, trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường của tất cả các doanh nghiệp, người lao động trong ngành du lịch, đảm bảo tiêu chí xanh, sạch ở tất cả các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch của Việt Nam.

Trước mắt, các địa phương, cơ sở du lịch chung tay giảm thiểu có hiệu quả tình trạng xả rác, làm ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch trên toàn quốc; hạn chế ở mức thấp nhất rác thải nhựa, đặc biệt rác thải nhựa sử dụng một lần và có biện pháp thu gom, xử lý rác thải nhựa phù hợp.

Đồng thời, các cơ sở du lịch, lưu trú khuyến khích khách du lịch sử dụng và mang túi chất liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong khi đi du lịch…

Gia Phú
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động