Vinafood 2 lỗ hơn 2.000 tỉ đồng, nợ chồng chất
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood 2) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp lương thực lớn nhất cả nước tiếp tục diễn biến tiêu cực.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần của Vinafood 2 chỉ đạt 4.970 tỉ đồng, giảm gần 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn bán hàng chiếm tới 4.575 tỉ đồng nên lợi nhuận gộp thu được ở mức gần 395 tỉ đồng, chưa bằng một nửa con số cùng kỳ.
Trong kỳ vừa qua, mặc dù tiết giảm hầu hết các loại chi phí, trong đó, chi phí tài chính hơn 83 tỉ đồng, chi phí bán hàng hơn 299 tỉ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp gần 98 tỉ đồng.
Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính của Vinafood 2 bất ngờ lỗ 7,6 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 35 tỉ đồng; đồng thời khoản lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng lên xấp xỉ 94 tỉ đồng.
Kết quả, 6 tháng đầu năm 2019, Vinafood 2 lỗ ròng hơn 91 tỉ đồng. Tính lũy kế đến hết ngày 30/6/2019, Vinafood 2 lỗ 2.045 tỉ đồng.
Tại ngày 30/6/2019, Vinafood 2 ghi nhận tổng tài sản đạt 9.571 tỉ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng 1.080 tỉ đồng (dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 1.277 tỉ đồng), hàng tồn kho 2.605 tỉ đồng, tài sản cố định 3.574 tỉ đồng.
Cũng tại ngày 30/6/2019, Vinafood 2 ghi nhận khoản nợ phải trả lên tới 6.313 tỉ đồng, tăng gần 800 tỉ đồng, tương đương 14% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tới gần 5.018 tỉ đồng, tăng hơn 18%.
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2019 được Vinafood 2 công bố, công ty sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2019 doanh thu đạt hơn 21.287 tỉ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm 2018; lãi trước thuế hợp nhất đạt 53 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, năm 2018 do kinh doanh lỗ nên Vinafood 2 đề xuất không trích lập các quỹ và chia cổ tức. Dự kiến năm 2019 công ty cũng tiếp tục không chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế sẽ được dùng một phần để bù đắp lỗ năm 2018.
Đáng nói, tại phiên họp thường niên lần này, Vinafood 2 cũng sẽ có tờ trình đề nghị bổ sung một số ngành nghề kinh doanh, bao gồm: Kinh doanh bất động sản, đại lý kinh doanh xăng, dầu, nhớt và các sản phẩm liên quan, bán lẻ xăng dầu, mỡ bôi trơn và sản phẩm làm mát động cơ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, hoạt động quản lý bãi đỗ, trông giữ phương tiện đường bộ.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.