WHO: Hạt nhựa siêu nhỏ có trong nước uống không gây hại cho con người

22/08/2019 16:25 Tác động môi trường
Theo một đánh giá mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các hạt nhựa siêu nhỏ (microplastics) xuất hiện ngày càng nhiều trong nước uống, nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng gây hại cho con người.
Ô nhiễm báo động: Tìm thấy các hạt nhựa siêu nhỏ ở Bắc Cực Nghiên cứu chính sách giải quyết ô nhiễm nhựa Ngày Môi trường thế giới năm 2018: “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”

Tuy nhiên, Liên hợp quốc cho rằng, mọi người không nên chủ quan và các nhà khoa học vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về cách các hạt microplastics lan truyền trong môi trường, đường đi của chúng sau khi vào cơ thể người.

who hat nhua sieu nho co trong nuoc uong khong gay hai cho con nguoi
Hình ảnh các hạt microplastics ở kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ảnh: Alamy Stock Photo.

Hiện nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về microplastic, nhưng chúng thường là những hạt nhựa nhỏ hơn nửa millimet.

Trong nhưng thập kỷ gần đây, sản lưởng các sản phẩm nhựa tăng theo cấp số nhân qua mỗi năm. Đồng nghĩa với việc lượng rác thải nhựa cũng cao theo. Số rác nhựa này sau khi được thải ra môi trường sẽ không phân huỷ, mà tan rã thành các mảnh nhỏ và cực nhỏ. Chúng có thể bay trong không khí, thâm nhập vào nguồn nước, thức ăn,… rồi đi vào cơ thể người.

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy các hạt nhựa siêu nhỏ trong các bông tuyết ở Bắc Cực, trong mô phổi của bệnh nhân ung thư, nước uống đóng chai… báo động về mật độ rác thải nhựa trên thế giới.

Trước các thông tin trên, nhiều người lo ngại rằng các hạt nhựa có thể mang theo vi khuẩn, gây bệnh tật,… Đáng báo động hơn là rất nhiều sinh vât tự nhiên đã chết do ăn phải rác thải nhựa hoặc mắc kẹt vào rác.

Theo báo cáo mới nhất của WHO, đây chỉ là những lo lắng tự phát và chưa được khoa học chứng minh. Những hạt microplastics có kích thước lớn hơn 150 micromet (khoảng bằng đường kính của một sợi tóc) không quá đáng ngại vì chúng đi thẳng qua cơ thể người, còn những hạt nhỏ hơn có khả năng kẹt lại ở hệ tiêu hoá. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, chúng không thể tích luỹ đến một lượng có thể gây hại cho cơ thể; về các hạt nhỏ kích thước nano (nhỏ hơn 1 micromet) vẫn chưa thu được đủ thông tin để kết luận.

Báo cáo nêu rõ: "Các bằng chứng hiện có còn hạn chế, tuy nhiên cho thấy các hoá chất, mầm bệnh, vi khuẩn,… có trên các hạt nhựa siêu nhỏ có trong nước uống không đáng lo ngại đối với sức khoẻ con người. Chưa có đủ thông tin xác đáng để đưa ra kết luận cuối cùng về khả năng gây hại của hạt nhựa nano".

Ông Bruce Gordon - một trong những tác giả của bản báo cáo nói: "Kết luận chung là người tiêu dùng không nên quá lo lắng. Với những dữ liệu đã có, chúng tôi tin rằng rủi ro xung quanh việc uống phải hạt nhựa siêu nhỏ là thấp, tuy nhiên vẫn chưa thể chắc chắn được rằng tình hình trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào".

Các tác giả của bản báo cáo cho biết, giải pháp tốt và an toàn nhất cho vấn đề này làm giảm ô nhiễm nhựa, loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần, thúc đẩy tái chế và sử dụng các nguyên liệu thay thế.

Diệu Anh
Theo The Guardian
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động