Xây dựng Hậu Giang xanh phát triển bền vững

26/08/2020 12:11 Địa phương
Tỉnh Hậu Giang phấn đấu đến năm 2030, 100% chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị được phân loại, thu gom và xử lý; 80% hộ gia đình ở khu vực nông thôn thực hiện xử lý rác bằng mô hình ủ phân compost, biogas hoặc các biện pháp phù hợp; 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định.
Hậu Giang: Đẩy mạnh hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và môi trường
xay dung hau giang xanh phat trien ben vung

Tình trạng vứt rác bừa bãi, đặc biệt là tại khu vực gần các điểm chợ vùng nông thôn tỉnh Hậu Giang còn diễn ra phổ biến.

Tính đến tháng 6/2020, tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị của Tỉnh Hậu Giang đạt 83%, khu vực nông thôn đạt khoảng 19%; khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom xử lý đạt khoảng 3,8 đến 4,2%. Trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhiều hộ dân chưa nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định, tình trạng vứt rác bừa bãi xuống sông, kênh, rạch, bãi đất trống, nhất là ở khu vực nông thôn còn diễn ra phổ biến, từ đó làm mất vẻ mỹ quan, gây tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường nguồn nước.

Nhằm khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh Hậu Giang đã triển khai Đề án “Xây dựng Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021 đến năm 2025 phấn đấu có 90% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô thị và 50% lượng chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định; 50% hộ gia đình ở nội ô các đô thị như: TP. Vị Thanh, TP. Ngã Bảy thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Cùng với đó, 100% hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đáp ứng đúng theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường; đồng thời, 50% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý; 100% tuyến đường xã, liên xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được trồng cây xanh.

Về định hướng đến năm 2030, tỉnh Hậu Giang phấn đấu 100% chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị được phân loại, thu gom và xử lý; 80% hộ gia đình ở khu vực nông thôn thực hiện xử lý rác bằng mô hình ủ phân compost, biogas hoặc các biện pháp phù hợp; 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định.

UBND tỉnh Hậu Giang đã đề nghị các Sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong việc bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án nhà máy xử lý rác thải phát điện; kiên quyết xử lý các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường…

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động