10 tháng đầu 2019, tỉ lệ doanh nghiệp BĐS giải thể tăng nhẹ so với cùng kỳ

13/11/2019 09:39 Tăng trưởng xanh
Trong 10 tháng đầu năm 2019, các ngành có tỉ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất là kinh doanh bất động sản với 526 doanh nghiệp, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm ngoái; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 167 doanh nghiệp, tăng 39,2%...
Bất động sản thấm đòn: Loạt dự án "chết lâm sàng" vì bị… siết tín dụng Lập "hattrick" giải thưởng doanh nghiệp niêm yết 2018, Bảo Việt vẫn vi phạm về thuế Doanh nghiệp nào chi gần 5.600 tỉ mua 4 lô đất Khu đô thị Vinhomes Smart City?

Cụ thể, trong bản báo cáo chi tiết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố về tình hình doanh nghiệp thị trường 10 tháng đầu năm 2019 ghi nhận: Có đến 74.347 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,3% so với cùng kỳ 2018. Trung bình mỗi tháng có 7.434 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 10 tháng đầu năm 2019 là 13.486 doanh nghiệp, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2018.

10 tha ng da u 2019 ty le doanh nghie p bds gia i the tang nhe so vo i cu ng ky
Ảnh minh họa.

Các ngành có tỉ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể mạnh nhất là: Kinh doanh bất động sản có 526 doanh nghiệp, tăng 46,5%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 167 doanh nghiệp, tăng 39,2%. Ngoài ra, số doanh nghiệp chờ giải thể là 34.526 doanh nghiệp, tăng 34,75% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 14.323 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 11.206 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 8.997 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.

Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy với 12.636 doanh nghiệp, chiếm 36,6%; Xây dựng có 4.778 doanh nghiệp, chiếm 13,8%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 4.302 doanh nghiệp, chiếm 12,5%.

Cũng trong 10 tháng đầu năm 2019, cả nước có 26.335 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong số các ngành nghề kinh doanh thì tỉ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể mạnh nhất là kinh doanh bất động sản. Con số này cũng trùng khớp với tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản trong 2 năm vừa qua, đặc biệt là thị trường lớn nhất nước TP. HCM.

Liên quan đến vấn đề này, theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), từ năm 2017, có khoảng 150 dự án nhà ở liên quan đến sử dụng quỹ đất công bị tạm dừng để rà soát các thủ tục đầu... Mặc dù đến tháng 3/2019, lãnh đạo cơ quan Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh đã công bố cho 124 dự án được tiếp tục hoạt động bình thường, nhưng thực chất nhiều dự án đến nay vẫn chưa hoạt động.

Tình trạng đang dần xấu đi khi cả năm 2018 thị trường địa ốc thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục trì trệ. Chỉ có 19 dự án được công nhận chủ trương đầu tư, 59 dự án được chấp thuận đầu tư và 53 dự án được cấp giấy phép xây dựng, với tổng số 39.959 căn hộ, với tổng diện tích đất 3.263.212 m2, giảm 42% số lượng dự án, giảm 40% về số lượng căn hộ và giảm 74% về tổng diện tích đất các dự án nhà ở so với năm 2017.

Tại thị trường bất động sản lớn nhất cả nước, chỉ có 19 dự án được công nhận chủ trương đầu tư, 59 dự án được chấp thuận đầu tư và 53 dự án được cấp giấy phép xây dựng, với tổng số 39.959 căn hộ, với tổng diện tích đất 3.263.212 m2, giảm 42% số lượng dự án, giảm 40% về số lượng căn hộ và giảm 74% về tổng diện tích đất các dự án nhà ở so với năm 2017.

Đức Trọng
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động