Ba Vì giải thích đề xuất xin giữ 75 biệt thự xây dựng trên đất nông nghiệp

29/08/2019 09:34 Tăng trưởng xanh
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) Đỗ Mạnh Hưng cho hay, các biệt thự này được người dân mua lại và được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, mặc dù có nhiều sai phạm nhưng huyện vẫn xin thành phố cho giữ lại.
Tổng cục Quản lý đất đai: Ba tỉnh phải báo cáo vụ cấp đất xây "chùa khủng" Bộ TN&MT lý giải việc có nhân sự Vingroup trong nhóm chuyên gia sửa Luật Đất đai Việc cấp hàng nghìn ha đất để xây dựng chùa Bái Đính, Tam Chúc nằm ngoài "luật pháp"

Cụ thể, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức ngày 27/8, ông Đỗ Mạnh Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì thông tin về việc thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng như phương án xử lý các biệt thự "khủng" xây dựng trên đất nông nghiệp trái phép tại địa bàn huyện.

Theo ông Hưng, trong công tác quản lý đất đai, tính đến hết tháng 7/2019, UBND huyện đã trả 6.459 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, huyện phát hiện 47 trường hợp vi phạm đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64, đất nông nghiệp công ích, đất công, đất nông nghiệp khai hoang. Trong đó, đã xử lý xong 23 trường hợp, đang xử lý các trường hợp còn lại.

huye n ba vi gia i thi ch de xua t xin giu 75 biet thu xay du ng tren da t nong nghie p
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì phát biểu tại buổi họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo thành ủy tổ chức.

Đối với công tác quản lý trật tự xây dựng, Phó Chủ tịch huyện Ba Vì cho biết, năm 2019, huyện đã tăng cường kiểm tra, giao phòng quản lý đô thị huyện phối hợp với các xã tăng cường xử lý vi phạm, với phương chậm xử lý ngay không để vi phạm kéo dài. Trong 7 tháng đầu năm, huyện đã kiểm tra 227 công trình xây dựng, trong đó số công trình vi phạm lập hồ sơ xử lý, chuyển hồ sơ đến UBND xã đề xuất xử lý là 2 công trình.

Về lý do huyện Ba Vì có đề nghị cho cụm hơn 50 biệt thự ở Điền Viên Thôn và nhiều biệt thự khác tồn tại, ông Hưng giải thích rằng, đối với 57 biệt thự rừng Mu, khu vực Yên Bài, Vân Hòa… Ban cán sự Đảng Thành phố đã trực tiếp giao các ngành hướng dẫn huyện xử lý trước và phải có báo cáo trước ngày 31/8.

Qua đó, để xử lý với những biệt thự, công trình vi phạm như trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, huyện Ba Vì đã căn cứ Quy hoạch chung đã được phê duyệt. Đối với những công trình xây dựng trên, nếu tính đến thời điểm hiện tại, có thể vận dụng được quy định của pháp luật, tiếp tục cho khắc phục (có thu tiền sử dụng đất), việc này huyện đã báo cáo để thành phố xem xét.

Còn đối với những dự án, công trình xây dựng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp không phù hợp với quy hoạch, huyện kiên quyết tháo dỡ, trả lại mặt bằng. Theo ông Hưng, hiện nay, huyện đã tập hợp những công trình, dự án, nhà ở có vi phạm tại rừng Mu, đồi đá Bạc, đập Đống để đề xuất với Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc để các đơn vị này tham mưu cho UBND TP xem xét có thể hợp lý hóa hay phải phá dỡ.

Phó Chủ tịch huyện Ba Vì cũng cho biết thêm, sáng 27/8, huyện đã họp với các Sở liên quan để đánh giá từng trường hợp và Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng yêu cầu huyện tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để xem xét xem công trình nào có thể cho phép hợp thức hóa thu tiền sử dụng đất, công trình nào phải phá dỡ. Dù vậy, quan điểm của thành phố trong việc xử lý các vi phạm là kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Về việc thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về những vi phạm liên quan đến đất đai trên địa bàn, ông Đỗ Mạnh Hưng cho biết, huyện Ba Vì đã tổ chức xử lý và khắc phục các tồn tại một cách nghiêm túc, khách quan, công tâm. Đến thời điểm này, căn cứ vào kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ba Vì đã xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, khiển trách 28 cán bộ; xem xét trách nhiệm 23 người; chưa xử lý 2 người.

huye n ba vi gia i thi ch de xua t xin giu 75 biet thu xay du ng tren da t nong nghie p
Biệt thự xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì.

Trước đó, năm 2016, dư luận cả nước bất ngờ khi hàng chục căn biệt thự không phép vô tư “mọc” lên tại Khu nghỉ dưỡng Điền Viên thôn (xã Yên Bài).

Khu nghỉ dưỡng này do Công ty CP Đầu tư Thăng Long Xanh làm chủ đầu tư, được giới thiệu xây dựng trên tổng diện tích 3,2ha và là phân khu của Zen Resort 53ha, chia thành 3 khu: Khu biệt thự, gồm 3 phân khu với 66 căn (khu tiêu chuẩn (220 - 280 m2), diện cao cấp (350 - 450 m2); khu dinh thự (750 - 950 m2); khu dịch vụ, khu hạ tầng và cảnh quan đan xen khu ở.

Tại thời điểm trên, chính quyền xã Yên Bài cho biết: Khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn, ngoài một phần đất là thổ cư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn lại là đất người dân khai hoang, được chủ đầu tư Thăng Long Xanh mua lại để xây dựng khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, nhiều căn biệt thự được xây dựng trên Khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn là trái phép trên đất nông nghiệp.

Không chỉ riêng Yên Bài, trên địa bàn huyện Ba Vì còn có rất nhiều dự án sinh thái xây dựng trên đất nông nghiệp đã được chỉ rõ. Chẳng hạn, tại Đồi Đống, xã Vân Hòa có 25 căn biệt thự xây dựng sai phép trên diện tích hàng ngàn m2. Sai phạm nhiều năm, nhưng đến nay, các biệt thự này vẫn chưa bị cưỡng chế.

Tại thôn 7 xã Ba Trại, một khu sinh thái rộng gần 30.000m2 được ông Nguyễn Hà Hòa (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) vô tư xây dựng trên đất nông nghiệp. Mặc dù nơi đây chỉ được phép sử dụng 2.000 m2 để làm nhà kho, chuồng trại và phòng điều hành. Tuy nhiên, ông Hòa cho xây dựng hàng chục căn hộ nghỉ dưỡng, mỗi căn diện tích từ 100-200m2. Theo đó, Khu sinh thái còn có cả lối đi bằng bê tông, sân bóng đá, bể bơi, sân tennis, tường xây xung quanh cao đến 2m.

Tại xã Đông Quang, dọc bờ đê thôn Cao Cương xuất hiện nhiều căn nhà, biệt thự bề thế, được xây dựng từ 2 đến 3 tầng diện tích khoảng 200m2, bao quanh là vườn cây rộng hàng trăm mét vuông. Khu đất trong và ngoài đê sông Hồng, nhiều ngôi nhà thiết kế dạng biệt thự có ao cá, hòn non bộ vừa đưa vào sử dụng.

Đến tháng 3/2019, tại kỳ họp thứ 34, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban thường vụ Huyện ủy Ba Vì có nhiều vi phạm. Trong đó, có việc buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng mà tập chung chủ yếu ở các xã Yên Bài, Ba Trại, Đông Quang, Vân Hòa...

Gia Phú
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động