Bác kịch bản toàn miền Nam ngập vào năm 2050

02/11/2019 05:00 Tác động môi trường
Trước thông tin các nhà khoa học của Climate Central (Mỹ) công bố bài báo khoa học về một kịch bản nguy cơ ngập do nước biển dâng tại các đồng bằng trên thế giới vào năm 2050, trong đó có Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có quan điểm phản bác thông tin này.
ASEAN tiếp tục nỗ lực chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường Syngenta dành 2 tỉ USD giúp ngành nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu Điều tra tổng thể sụt lún nền đất đồng bằng sông Cửu Long

Cụ thể, nghiên cứu nhận định phần lớn diện tích của TP. HCM và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập dưới nước ở đỉnh triều vào năm 2050. Về vấn đề này, PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương - Viện phó Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho rằng, một số vấn đề trong bài báo cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, đặc biệt về mặt số liệu và giả định nghiên cứu.

bac kich ban toan mien nam ngap vao 2050
Thu hoạch lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo bà Hương, ưu điểm nổi bật của nghiên cứu là sử dụng số liệu Lidar và mô hình thần kinh nhân tạo nhằm hiệu chỉnh, cập nhật số liệu địa hình STRM DEM.

Tuy nhiên, STRM DEM thường có sai số về độ cao lớn do bao gồm cả các lớp thực vật và nhà cửa. Bài báo đã hiệu chỉnh số liệu theo địa hình ven biển tại Mỹ, sau đó áp dụng cho toàn cầu.

"Nghiên cứu đã không hiệu chỉnh cho Đồng bằng sông Cửu Long nên số liệu địa hình trong nghiên cứu chưa phản ánh đúng độ cao thực tế của khu vực" - bà Hương cho biết.

Ngoài ra, các tác giả của nghiên cứu đã sử dụng kịch bản nước biển dâng 2 mét kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập. Đại diện Bộ TN&MT cho rằng đây là sự chồng chập của 2 giả định rất cực đoan, dẫn đến nguy cơ rủi ro rất cao.

Kết quả đưa ra cũng không phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng vì biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ).

Theo đại diện Bộ TN&MT, vào năm 2016, Bộ TN&MT đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam với mức ngập 2 mét, tỉ lệ ngập tại Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 87,34%.

Tuy nhiên, kịch bản này không được đề xuất trong báo cáo đánh giá của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu nên Bộ không cung cấp kịch bản này. Hiện, Bộ TN&MT đã hoàn thành giai đoạn tiếp theo của việc đo đạc địa hình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các số liệu được quy chuẩn theo mốc quốc gia về bề mặt khu vực mới nhất.

bac kich ban toan mien nam ngap vao 2050

Theo kịch bản của Climate Central (Mỹ) nhận định, miền Nam Việt Nam có thể ngập dưới đỉnh triều vào năm 2050. Đồ họa: New York Times.

Trên cơ sở này, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tiến hành xây dựng kịch bản ngập cho tỉnh Bạc Liêu ứng với mực nước biển dâng 1 mét để thử nghiệm so sánh với kịch bản năm 2016. Kết quả cho thấy, địa hình khu vực không thay đổi nhiều, có nơi diện tích nguy cơ ngập tăng, có nơi lại giảm. Mức ngập trong bản đồ năm 2016 và năm 2019 tương ứng là 48,6% và 49,1%.

Nhận định thêm về nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, bà Hương cho rằng bài báo có ý nghĩa về mặt khoa học, tuy nhiên thông tin “vào năm 2050, TP. HCM và Đồng bằng sông Cửu Long bị xoá sổ” dựa trên các giả định cực đoan và chưa đủ cơ sở.

Tuy nhiên, Bộ TN&MT cũng cho rằng, đây là một thông điệp cần quan tâm để xây dựng các phương án quy hoạch. Chính quyền cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho Đồng bằng sông Cửu Long và TP. HCM.

Hiện, Bộ TN&MT đang tiến hành cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sớm công bố trong thời gian tới. Theo kịch bản của Bộ TN&MT, đến năm 2100, với khả năng nước biển dâng ở mức cao nhất là 1 mét thì khoảng 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng; 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; 17,8% diện tích TP. HCM; 38,9% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập. Trong đó, cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao.

Nghiên cứu về các thành phố có nguy cơ xóa sổ do nước biển dâng do Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, thực hiện và được công bố trên chuyên san Nature hôm 29/10 cho hay, các tác giả dựa trên chỉ số vệ tinh để tính toán lại độ cao của đất liền và ảnh hưởng của nước biển dâng trong phạm vi lớn. Kết quả cho thấy đến năm 2050, khu vực sinh sống của khoảng 150 triệu người có thể sẽ bị nước biển nhấn chìm. Nghiên cứu cho thấy miền Nam Việt Nam cũng là một trong các khu vực có thể biến mất.

"Hơn 20 triệu người Việt Nam, tức 1/4 dân số, hiện sống trên vùng đất sẽ bị ngập lụt. Phần lớn diện tích của TP. HCM cũng sẽ ở dưới nước" - Nature nêu trong nghiên cứu.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động