Công trình Thuỷ điện Nậm Cuổi:

Bài 3: Trách nhiệm quản lý và giám sát môi trường

30/03/2020 14:52 Tác động môi trường
Dự án Công trình Thuỷ điện Nậm Cuổi sẽ có những tác động tới môi trường trong cả giai đoạn thi công xây dựng cũng như giai đoạn vận hành. Do vậy, Chủ đầu tư Dự án là Công ty Cổ phần Thuỷ điện Nậm Cuổi đã xây dựng Chương trình quản lý và giám sát môi trường chặt chẽ, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong khu vực.
Bài 2: Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường Bài 1: Các tác động môi trường chính
bai 3 trach nhiem quan ly va giam sat moi truong
Nậm Pì đang thay đổi từng ngày.

Giai đoạn xây dựng

Đối với không khí: Thông số giám sát là TSP, tiếng ồn, độ rung, SO2, NO2, CO, HC. Vị trí giám sát tại 2 khu vực máy móc, thiết bị đang thi công nhà máy và khu vực máy móc, thiết bị đang thi công đập đầu mối. Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần. Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT.

Đối với nước thải xây dựng: Thông số giám sát là lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43-, Fe, dầu mỡ khoáng. Tần suất giám sát: 3 tháng/lần. Vị trí giám sát tại điểm tiếp nhận nước thải xây dựng nhiễm dầu trên công trường sau khi qua xử lý. Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNM, cột B với các hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,1.

Đối với nước thải sinh hoạt: Thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, NH4+, NO3-, PO43-, dầu mỡ động thực vật, Coliform. Tần suất giám sát: 3 tháng/lần. Vị trí giám sát: 1 vị trí: Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân tại công trường ở điểm tiếp nhận sau xử lý. Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A với các hệ số K=1,2.

Đối với chất thải rắn: Áp dụng Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, đơn vị sẽ thực hiện giám sát hàng ngày.

- Chất thải rắn xây dựng: Thông số giám sát: thành phần, khối lượng, vận chuyển đất đá thải; gia cố, trượt sạt bãi thải, phục hồi môi trường sau khi kết thúc đổ thải. Vị trí giám sát: khu vực xây dựng tuyến đập, hầm dẫn nước, nhà máy, khu vực bãi thải.

- Chất thải rắn sinh hoạt: Thông số giám sát: thành phần, khối lượng rác phát sinh. Vị trí giám sát: khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải nguy hại: Thông số giám sát: khối lượng, chủng loại và hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải nguy hại, lưu giữ. Vị trí giám sát tại kho chứa chất thải nguy hại.

Giai đoạn vận hành

Đối với chất thải rắn: Áp dụng Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ- CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, thực hiện tần suất giám sát hàng ngày.

- Chất thải rắn sinh hoạt: Thông số giám sát: thành phần, khối lượng rác phát sinh. Vị trí giám sát: khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải nguy hại: Thông số giám sát: khối lượng, chủng loại và hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải nguy hại, lưu giữ. Vị trí giám sát: tại kho chứa chất thải nguy hại.

Đối với nước thải sản xuất: Thông số giám sát: lưu lượng, pH, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43-, Fe, dầu mỡ khoáng. Tần suất giám sát: 3 tháng/lần. Vị trí giám sát tại điểm tiếp nhận nước thải sản xuất nhiễm dầu của nhà máy sau khi qua xử lý. Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNM, cột B với các hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,1.

Đối với chất lượng nước hồ: Thông số giám sát: lưu lượng, pH, độ đục, DO, BOD5, COD, TSS, NH4+, NO3-, PO43-, Fe, Coliform. Vị trí giám sát tại khu vực lòng hồ theo 3 độ sâu khác nhau. Tần suất: 3 tháng/1 lần. Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A.

Bện cạnh đó, Chủ đầu tư cần thực hiện đúng các điều kiện có liên quan đến môi trường, như chỉ được phép triển khai Dự án khi đã thực hiện xong việc khoanh định ranh giới Dự án và được cấp có thẩm quyền giao đất, đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật hiện hành; chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phục hồi sinh kế, hỗ trợ, ổn định cuộc sống lâu dài cho các hộ dân chịu tác động tiêu cực bởi Dự án; hợp đồng với đơn vị chức năng tiến hành rà phá bom, mìn, vật nổ trong khu vực Dự án.

Chủ dự án phải chịu trách nhiệm về công tác an toàn đập, hồ chứa và bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai, vận hành của Dự án; Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về xây dựng, thủy lợi, tài nguyên nước, an toàn đập, hồ chứa, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đất đai, an toàn điện, phòng, chống thiên tai và các quy phạm kỹ thuật trong quá trình thực hiện Dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan thiết lập chế độ vận hành hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn đập, hồ, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân và bảo vệ môi trường, sinh thái phía hạ lưu đập; xác định ranh giới hành lang bảo vệ hồ chứa ứng với mực nước cao nhất khi có lũ kiểm tra; thông báo về dao động mực nước hồ, lưu lượng xả, dao động mực nước hạ lưu đập ứng với các chế độ vận hành của Nhà máy và cảnh báo những vấn đề nguy hiểm để nhân dân biết, phòng tránh thiệt hại; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố; chủ động huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đập và ứng phó với các tình huống thiên tai, xói lở bờ hồ, ngập lụt hạ du; theo dõi, kiểm tra phát hiện sự cố, các hiện tượng mất an toàn, biến dạng bề mặt, dịch chuyển, hư hỏng đập, sạt lở đất đá tại khu vực Dự án và lân cận trong quá trình thi công và vận hành.…

Quang Minh
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động