Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Không còn "phạt cho tồn tại" công trình sai phép

18/09/2019 16:20 Tăng trưởng xanh
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định, từ 1/1/2018, các công trình sai phép, không phép phải khôi phục theo đúng quyết định chứ không còn hình thức phạt cho tồn tại.
Lợi dụng hình ảnh "lãnh đạo" làm "giấy chứng nhận sống"? Sở Xây dựng Ninh Thuận: Dự án SunBay Park chưa được cấp phép xây dựng Hà Nội: Dự án "khủng" án ngữ trên "đất vàng" xây dựng sai phép

Ngày 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi).

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải chia sẻ vấn đề bà quan tâm là cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng có giảm được thủ tục, quy trình và tiết kiệm như báo đã nêu hay không, bởi thực tế doanh nghiệp phản ánh thời gian làm thủ tục là "vô tận".

Và những thứ doanh nghiệp chịu sau này đều tác động tới người dân. Ví dụ một doanh nghiệp tính toán công trình xây dựng của họ khoảng 200 tỉ, lãi suất vay 1,5% thì mỗi ngày trung bình họ phải trả 100 triệu tiền lãi. Nếu thủ tục kéo dài, số tiền đó nhân lên thì sau này sẽ tính bào giá thành bán nhà, người dân mua nhà phải mua đắt.

bo truong bo xay dung khong con phat cho ton tai cong trinh sai phep
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải. Ảnh: Hoàng Hải.

Từ thực tế đó, bà Hải đề nghị Bộ trưởng Xây dựng nghiên cứu quy định về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng làm sao rút ngắn quy trình, thời gian.

Ngoài ra, nữ đại biểu cũng phản ánh thực tế khi người dân xin phép xây nhà vô cùng khó khăn, trong khi đó có những công trình sai phép, không phép ngang nhiên tồn tại, khiến dân tâm tư, mất niềm tin.

"Không hiểu tại sao lại như vậy. Chúng ta nói có hiện tượng phạt cho tồn tại làm mất tính răn đe, nên tôi mong luật này đưa ra nguyên tắc phạt là phải xử lý, thậm chí tháo dỡ, phá bỏ sao cho đảm bảo đúng quy hoạch ban đầu. Không thể người có tiền nộp thì sai phạm được tồn tại”, bà Hải nêu quan điểm.

Vấn đề khác được nữ đại biểu nêu ra là tình trạng các công trình xây dựng xen trong khu dân cư, ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hướng tới sức khỏe của người dân, như tình trạng của Công ty Rạng Đông vừa qua. Hiện, theo bà còn nhiều công trình sản xuất trong khu dân cư, ví dụ như sang chiết gas, buôn bán vật liệu dễ cháy nổ…

bo truong bo xay dung khong con phat cho ton tai cong trinh sai phep
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Hoàng Hải.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị đánh giá về tình hình vi phạm trật tự xây dựng thời gian qua, các công trình xây dựng không phép và sai phép ở mức độ thế nào. Bà cho biết Ủy ban Tư pháp nhận định có những công trình xây dựng không phép, sai phép trong thời gian dài nhưng cho tồn tại và không được phát hiện. Đến khi phát hiện thì lại khởi tố doanh nghiệp trong khi có nhiều chủ thể có trách nhiệm, có thẩm quyền lại chưa xem xét đến.

Nhắc đến công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, bà Nga nêu thực tế có khi đổ đống cát trước cửa là có người đến hỏi ngay nhưng những công trình lớn thì không thấy cơ quan quản lý Nhà nước và người có thẩm quyền ở đâu.

Đặc biệt, vấn đề chấn chỉnh tình trạng tham nhũng trong các lực lượng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Nữ Chủ nhiệm kiến nghị Bộ Xây dựng chấn chỉnh lực lượng thanh tra xây dựng sau vụ việc cán bộ nhận hối lộ khi thanh tra ở Vĩnh Phúc vừa qua.

Một thực tế khác được bà Nga chỉ ra là những công trình có đầu tư công, công trình của nhà nước đều làm rất lâu nhưng xuống cấp rất nhanh, hoặc có tình trạng rút ruột công trình.

"Điều gì trong luật này dẫn tới tình trạng này. Đề nghị đánh giá kỹ" - bà Nga nói.

bo truong bo xay dung khong con phat cho ton tai cong trinh sai phep
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà. Ảnh: Hoàng Hà.

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận những vấn đề bức xúc, tồn tại trong lĩnh vực xây dựng mà các đại biểu nêu. Tất cả vấn đề đều được Bộ Xây dựng có động thái để xử lý.

Với lần sửa đổi này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định Chính phủ muốn hướng tới việc cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, cụ thể là vấn đề thẩm định dự án và cấp phép.

Theo ông, quy định hiện hành đang gây ách tắc trong 2 khâu này và nếu sửa được thì có thể tạo bước chuyển lớn trong cải thiện môi trường kinh doanh.

Liên quan tới sai phạm trong thanh tra, tư lệnh ngành Xây dựng chia sẻ các quy định đều được quy định trong luật. Bộ Xây dựng chỉ tổ chức thực hiện luật, còn những sai phạm cụ thể như vụ việc thanh tra Bộ Xây dựng vừa rồi tại Vĩnh Phúc thì xử lý nghiêm theo quy định.

Về vấn đề phạt cho tồn tại mà Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề cập, ông Hà cho hay, theo Nghị định 139 của Chính phủ thì từ 1/1/2018, các công trình sai phép, không phép phải khôi phục theo đúng quyết định chứ không còn hình thức phạt cho tồn tại nữa.

Ông cũng khẳng định dự thảo lần này không "đẻ" ra thủ tục hành chính hay bất cứ điều kiện gì mà chỉ bổ sung để khắc phục các hạn chế hiện nay.

Theo Zing.vn
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động