Các lãnh đạo G7 đồng lòng khôi phục rừng Amazon
Giật mình trước mức độ cháy rừng ở Amazon - lá phổi của hành tinh Chính phủ Brazil "gắt" trước ý kiến quốc tế về hoả hoạn rừng Amazon Đau xót hình ảnh "lá phổi" Amazon của hành tinh bị lửa huỷ hoại |
Tại Biarritz (Pháp) - nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G7, Tổng thống Macron chia sẻ với các phóng viên, các quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Anh, Canada đang hoàn tất một thoả thuận để cùng hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi cháy rừng Amazon về mặt kỹ thuật và tài chính.
Các lãnh đạo quốc tế tại Hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh: Reuters. |
Trước đó, ông Macron đã tuyên bố, vấn đề xung quanh thảm hoạ cháy rừng Amazon sẽ được ưu tiên thảo luận hàng đầu tại Hội nghị G7, bởi đây là sự việc “khẩn cấp quy mô toàn cầu”. Tổng thống Pháp đã đặt vấn đề ngay tại bữa tối chào mừng các lãnh đạo G7 diễn ra vào ngày 24/8.
Một quan chức của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, các lãnh đạo G7 đã đồng ý làm mọi thứ trong khả năng để giúp giải quyết cháy rừng và trao nhiệm vụ kết nối với các quốc gia trong khu vực Amazon (gồm Brazil, Bolivia, Columbia, Ecuador, vùng Guiana của Pháp, Peru, Suriname và Venezuela) cho ông Macron.
Tuy nhiên, ông Macron cũng thừa nhận, các quốc gia có quan điểm khác nhau về việc hỗ trợ và cách thức như thế nào còn phụ thuộc vào các nước trong khu vực Amazon.
Vừa qua, các vụ cháy rừng xảy ra tại “lá phổi” của hành tinh Amazon với mật độ kỷ lục trong suốt 3 tuần liên tiếp khiến toàn thế giới phải lo ngại. Nơi đây vốn được coi là “tấm khiên sống”, góp phần làm chậm hiện tượng biến đổi khí hậu, bảo vệ Trái đất.
Ngay sau khi tin tức về thảm hoạ cháy rừng Amazon phủ sóng trên các kênh thông tin toàn cầu, Tổng thống Macron đã công khai chỉ trích Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro với các chính sách phát triển kinh tế của mình đã gây cháy rừng. Theo đó, thay vì bảo vệ rừng Amazon, ông Bolsonaro đã khuyến khích đốt rừng lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản, gỗ,…