Điểm mặt 20 công ty nhiên liệu hoá thạch thải CO2 nhiều nhất thế giới

11/10/2019 16:07 Tác động môi trường
Trang The Guardian mới đây đã công bố danh sách 20 công ty nhiên liệu hoá thạch là "thủ phạm" của 1/3 lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới hiện nay.
Bị cáo buộc thất hứa, Tổng thống Trump họp khẩn nhằm cải thiện thị trường nhiên liệu sinh học Úc xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch nhiều thứ ba thế giới Cần loại bỏ nhiên liệu hoá thạch để kiểm soát nền nhiệt toàn cầu

Đây là kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nổi tiếng thế giới. Trong danh sách hầu hết là các công ty thuộc sở hữu nhà nước hoặc đa quốc gia. Họ đang đẩy nhanh tốc độ nóng lên toàn cầu, đe doạ đến tương lai của các sinh vật sống trên Trái đất khi liên tục mở rộng hoạt động, mặc dù nhận thức được sức tàn phá của ngành công nghiệp này với hành tinh.

Đứng đầu nhóm phân tích là ông Richard Heede - lãnh đạo của Viện Trách nhiệm khí hậu Hoa Kỳ, một trong những cơ quan hàng đầu thế giới về nghiên cứu trách nhiệm của các "ông lớn" ngành dầu khí trong việc gây ra tình trạng biến đổi khí hậu khẩn cấp; đặc biệt là từ năm 1965 - thời điểm tác động môi trường của nhiên liệu hoá thạch được các lãnh đạo trong ngành và chính trị gia biết tới.

diem mat 20 cong ty nhien lieu hoa thach thai co2 nhieu nhat the gioi
Danh sách 20 công ty đứng đầu thế giới về lượng khí thải dựa vào dữ liệu từ năm 1965 - 2017. Với phần màu nâu là doanh nghiệp nhà nước, màu vàng là doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: The Guardian.

Báo cáo chỉ rõ, 20 công ty đứng đầu danh sách đã tạo ra tới 35% lượng khí carbon dioxide (CO2) và metan liên quan đến năng lượng trên toàn thế giới, tương đương 480 tỉ tấn kể từ năm 1965.

Phạm vi nghiên cứu của báo cáo khá rộng, từ các công ty thuộc sở hữu của nhà đầu tư tư nhân như Chevron, Exxon, BP, Shell,… cho đến các doanh nghiệp nhà nước như Saudi Aramco, Gazprom,…

Trong đó, 12/20 doanh nghiệp trong danh sách thuộc sở hữu nhà nước, tạo ra khoảng 20% tổng lượng khí thải. Đứng đầu là Công ty Saudi Aramco với 4,38% khí thải. Còn lại là doanh nghiệp tư nhân với "ngôi vương khí thải" thuộc về Chevron, theo sau là Exxon, BP và Shell.

Ông Michael Mann - một trong những nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới cho biết, phát hiện này đã làm sáng tỏ trách nhiệm của các công ty nhiên liệu hoá thạch trong việc thải ra môi trường lượng CO2 khổng lồ; đồng thời kêu gọi các chính trị gia vào cuộc để có biện pháp khẩn cấp nhằm kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp này.

"Bi kịch lớn nhất của khủng hoảng khí hậu là nó có tới gần 8 tỉ nạn nhân - dân số toàn thế giới. Thực trạng này cũng phần nào phản ánh thất bại của hệ thống chính trị khi cho phép điều đó xảy ra" - ông Mann chia sẻ.

Báo cáo đã sử dụng dữ liệu sản xuất dầu khí, than hàng năm của các công ty, dựa vào đó tính toán lượng carbon và metan thải vào khí quyển trong suốt chuỗi cung ứng, từ khâu khai thác cho đến đưa vào sử dụng. Trong đó, 90% khí thải đến từ việc sử dụng nhiên liệu; 10% còn lại đến từ chiết xuất, tinh chế, cung cấp nhiên liệu thành phẩm.

Trang The Guardian đã liên hệ với 20 công ty trong danh sách này, tuy nhiên chỉ nhận lại 7 phản hồi. Một số doanh nghiệp lập luận rằng, họ không chịu trách nhiệm trực tiếp về việc sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào. Một số khác lại thừa nhận những kết luận của khoa học khí hậu và tuyên bố ủng hộ các mục tiêu được nêu ra trong thoả thuận chung Paris, nhằm giảm lượng khí thải và kiểm soát nền nhiệt toàn cầu.

Tuy nhiên, tất cả đều chỉ ra rằng, họ đang nỗ lực để đầu tư vào năng lượng sạch và phát thải carbon thấp; đồng thời công nhận vai trò quan trọng của các công ty nhiên liệu hoá thạch trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Riêng PetroChina phản hồi rằng, họ là công ty riêng biệt với tiền thân là Công ty Dầu khí quốc gia Trung Hoa, do đó họ không có ảnh hưởng hay trách nhiệm gì đối với lịch sử khí thải của nó.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2017 của ông Peter Frumhoff từ Liên minh nhà khoa học Mỹ chỉ rõ, lượng khí thải CO2 và metan từ 90 doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho khoảng 50% lượng nhiệt tăng toàn cầu; trên 30% hiện tượng nước biển dâng trong giai đoạn từ 1880 - 2010.

Ông Heede nói: "Các công ty này và sản phẩm của họ chịu trách nhiệm chính cho tình trạng khẩn cấp của khí hậu toàn cầu; làm suy yếu nỗ lực hành động bảo vệ môi trường của quốc tế trong nhiều thập kỷ. Họ không thể tiếp tục che giấu bằng cách đổ lỗi cho người tiêu dùng thêm nữa. Từ những năm 1950, các công ty hàng đầu và các hiệp hội đã nhận thức được hoặc cố tình lờ trách nhiệm của mình.

Nghiên cứu cũng cho thấy "thủ phạm" lớn nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Họ đã chi những khoản tiền lớn cho vận động hành lang của chính phủ rồi tự huyễn hoặc rằng, mình là người có trách nhiệm với môi trường.

Một nghiên cứu đầu năm 2019 cho thấy, 5 công ty dầu khí lớn nhất được niêm yết trên thị trường chứng khoán đã chi gần 200 triệu USD mỗi năm vào vận động hành lang để trì hoãn, kiểm soát hoặc ngăn chặn các chính sách giải quyết biến đổi khí hậu.

Diệu Anh (T/H)
The Guardian
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động