Úc xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch nhiều thứ ba thế giới

19/08/2019 13:30 Tác động môi trường
Một báo cáo mới công bố của Viện Úc cho thấy, nước này là quốc gia xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch nhiều thứ ba thế giới và là nước lớn thứ năm về phát thải từ khai thác nhiên liệu hoá thạch.
Úc triển khai dự án giải quyết rác thải ở Thái Bình Dương Ô nhiễm báo động: Tìm thấy các hạt nhựa siêu nhỏ ở Bắc Cực Cần loại bỏ nhiên liệu hoá thạch để kiểm soát nền nhiệt toàn cầu

Bản báo cáo do nhà nghiên cứu cấp cao Tom Swann thành lập cho thấy, sau khi tính toán lượng khí phát thải từ nhiên liệu hoá thạch được sử dụng cả trong nước và xuất khẩu, Úc đứng thứ năm sau Trung Quốc, Mỹ, Nga và Ả Rập Saudi.

uc xuat khau nhien lieu hoa thach nhieu thu ba the gioi
Úc là nước xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch nhiều thứ ba thế giới. Ảnh: EPA.

Úc là một trong những “thủ phạm” hàng đầu của khủng hoảng khí hậu vốn là chủ đề không mới. Tuy nhiên, đây là một trong những báo cáo đầu tiên phân tích và so sánh lượng khí thải từ nhiên liệu hoá thạch xuất khẩu của Úc và các quốc gia khác. Theo các tác giả của bản báo cáo, công tác xuất khẩu thường bị xem nhẹ trong các chính sách về biến đổi khí hậu. Điều này khiến lượng khí thải ngày càng vượt ngoài tầm kiểm soát.

Báo cáo này được công bố trong bối cảnh các cuộc tranh luận chính trị đang nổ ra xung quanh việc Úc có chính sách ứng phó biến đổi chưa hiệu quả, gây ra 1,2% lượng khí thải toàn cầu. Theo Viện Úc – tổ chức gồm các chuyên gia hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường, con số 1,2% là quá ít ỏi so với những gì nước này gây ra cho khí hậu.

Đáng chú ý, tuần trước, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã vấp phải các chỉ trích từ nhiều quốc gia tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương ở Tuvalu do rút khỏi cam kết về biến đổi khí hậu của khu vực, đồng thời từ chối lời kêu gọi khẩn trương đổi mới sản xuất năng lượng, cắt bỏ than. Nước này thậm chí còn có kế hoạch khai thác thêm hai mỏ than và cân nhắc việc xây nhà máy phát điện chạy bằng than đá tại Queensland. Cả chính phủ và phe đối lập của Úc đều đồng lòng đề cao tầm quan trọng của ngành than đối với nền kinh tế và việc làm.

Ông Richie Merzian – Giám đốc Khí hậu và Năng lượng của Viện Úc cho biết: "Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức tín dụng phát thải của Úc cao gấp 8 lần so với số liệu của các đảo quốc Thái Bình Dương cộng lại. Lãnh đạo các nước sẽ gặp nhau một lần nữa tại New York (Mỹ) vào tháng 9 về vấn đề biến đổi khí hậu nhưng không rõ ông Morrison có tham gia hay không, mặc dù theo lịch trình làm việc, ông ấy sẽ có mặt tại Mỹ vào thời điểm đó".

Ông Swann cho rằng các lãnh đạo quốc gia đã đánh giá quá cao ngành than. Ông đưa ra các số liệu thực tế, cho thấy nền kinh tế Úc rất đa dạng và ít phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch hơn hầu hết các quốc gia đang "xuất khẩu" khí nhà kính.

Theo dữ liệu từ bản báo cáo, lượng nhiên liệu hoá thạch do Úc xuất khẩu chiếm 7% toàn cầu. Lượng than xuất khẩu của nước này đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2015, chiếm tới 29% lượng than giao dịch toàn cầu. Trong cùng thời điểm, lượng khí đốt tự nhiên hoá lỏng xuất khẩu tăng gấp ba lần, chiếm 6% lượng giao dịch toàn cầu và đang có xu hướng tăng.

Về lượng khí thải trong nước, bản báo cáo cho thấy Úc là nước phát thải nhiều thứ 14 mặc dù dân số chỉ chiếm 0,3% toàn cầu. Lượng khí nhà kính do nước này sinh ra nhiều hơn 40 nước khác đông dân hơn. Mặc dù chính phủ đã cam kết sẽ giảm lượng phát thải carbon, nhưng trên thực tế, con số này luôn có xu hướng tăng kể từ năm 2014.

Diệu Anh (Theo The Guardian)
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động