ĐTM Dự án Nhà máy điện Chu trình hỗn hợp Dung Quất II
Bỏ quy định “tiền kiểm” về xác nhận kế hoạch Bảo vệ môi trường |
Dự án Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I đầu tư xây dựng các hạng mục kỹ thuật dùng chung trong Trung tâm Điện lực Dung Quất. |
Cụ thể các nội dung chủ yếu sau:
Phạm vi, quy mô, công suất của Dự án:
Xây dựng Nhà máy điện Chu trình hỗn hợp Dung Quất II có công suất là 750 MW (± 10%) trên tổng diện tích khoảng 14,99 ha với các hạng mục chính như sau:
- Khu vực nhà máy chính có diện tích khoảng 6,56 ha.
- Khu vực thi công số 1 có diện tích khoảng 3,76 ha.
- Khu vực thi công số 3 có diện tích khoảng 2,17 ha.
- Khu quản lý vận hành có diện tích khoảng 2,5 ha.
- Kênh thoát nước làm mát được thiết kế dùng chung cho Trung tâm điện lực Dung Quất.
Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án:
Thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật và tổ chức thi công phù hợp trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án; thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ đất đá thải, các loại chất thải, phế liệu phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án, bảo đảm các yêu cầu về môi trường, không ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, sinh kế, hệ sinh thái thủy sinh khu vực Dự án và lân cận.
Trong quá trình thi công xây dựng và vận hành các hạng mục công trình của Dự án phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường và đạt QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành khác.
Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để thu gom, xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình vận hành Dự án, bảo đảm đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 3 nước thải sinh hoạt trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải công nghiệp để tiếp tục xử lý.
Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp để thu gom, xử lý toàn bộ nước thải công nghiệp phát sinh trong quá trình vận hành Dự án, bảo đảm đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B, hệ số Kq = 1,3 và hệ số Kf = 1,0) trước khi xả ra biển Dung Quất; tái sử dụng tối đa nước thải sau xử lý cho mục đích phù hợp.
Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thu gom và thoát nước mưa, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.
Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống lò hơi để thu gom, xử lý toàn bộ khí thải phát sinh trong quá trình vận hành Dự án, trong đó lựa chọn thiết bị (đầu đốt low-NOx) tiên tiến để giảm thiểu phát sinh NOx trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, bảo đảm đạt QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện (hệ số Kp = 0,85 và hệ số Kv = 1,0), riêng đối với thông số SO2 nhỏ hơn 53,42 mg/Nm3 , thông số NO2 nhỏ hơn 47,01 mg/Nm3 (đối với trường hợp nhà máy sử dụng nhiên liệu chính là khí) và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác trước khi phát thải ra môi trường xung quanh.
Lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động liên tục đối với khí thải và nước thải công nghiệp phát sinh sau xử lý trước khi xả ra môi trường tiếp nhận theo quy định; truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi theo các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các quy định hiện hành khác về bảo vệ môi trường.
Thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống lấy nước làm mát và xả nước sau khi làm mát, lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động liên tục các thông số lưu lượng, nhiệt độ và Clo dư của nước làm mát đầu ra, bảo đảm nhiệt độ nhỏ hơn 400C và Clo dư nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 mg/l, không gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội, sinh kế, hệ sinh thái thủy sinh, chất lượng nước ven bờ khu vực biển Dung Quất và việc sử dụng tài nguyên nước của các dự án khác xung quanh khu vực Dự án.
Trồng cây xanh khu vực Dự án tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật.
Thực hiện chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với đội ngũ cán bộ và công nhân tham gia các giai đoạn của Dự án; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học biển và hải đảo Việt Nam.
Thực hiện chương trình giám sát, quan trắc môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; lưu giữ số liệu giám sát, quan trắc để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra khi cần thiết.
Bên cạnh đó, Dự án phải đảm bảo các điều kiện kèm theo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí, nước biển và hệ sinh thái biển khu vực; tuân thủ các quy định hiện hành về phòng chống cháy, nổ, chữa cháy, ứng phó sự cố hóa chất, tràn dầu, an toàn lao động và hóa chất, vệ sinh công nghiệp; tuân thủ quy định về cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành lang bảo vệ nguồn nước, xả nước thải vào nguồn nước; chủ động cung cấp thông tin của Dự án một cách đầy đủ, minh bạch cho người dân, ngư dân, dự án lân cận và bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.