Khủng hoảng chất lượng nước đe dọa sức khỏe con người và môi trường
Giải pháp trữ nước Đồng bằng sông Cửu Long WB: Ô nhiễm nước làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế |
Khủng hoảng chất lượng nước đe dọa sức khỏe con người và môi trường |
Khói trên mặt nước
Ở một số vùng, sông hồ bị ô nhiễm đến mức có thể bắt lửa. Một trong những hồ được kể tên đến là hồ Bellandur (ở Bangalore, Ấn Độ) đã phun tro bụi cao 6 dặm lên các tòa nhà.
Mặc dù nhiều loại nước khác cũng đang gây ô nhiễm ít hơn nhưng cũng nguy hiểm, với hỗn hợp vi khuẩn, nước thải, hóa chất và nhựa độc hại, hút oxy ra khỏi nguồn nước và gây độc hại.
Nghiên cứu của WB cho thấy: "Cuộc khủng hoảng nước vô hình" đã làm sáng tỏ những cách thức mà quá trình này đang diễn ra, sử dụng cơ sở dữ liệu toàn cầu lớn nhất thế giới về chất lượng nước, được tập hợp từ các trạm giám sát, công nghệ cảm biến từ xa và công cụ máy học.
Báo cáo cho rằng, nếu không có hành động khẩn cấp, chất lượng nước sẽ tiếp tục xấu đi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm giảm nghiêm trọng sản xuất lương thực và do đó làm chậm tiến độ kinh tế.
Thiếu oxy
Ước tính của báo cáo về cắt giảm một phần ba tiềm năng kinh tế của các khu vực bị ảnh hưởng do chất lượng nước thấp, dựa trên nhu cầu oxy sinh học (BOD). Đây là thước đo lượng oxy cần thiết để loại bỏ chất thải hữu cơ thông qua phân hủy, bởi vi khuẩn sống trong môi trường có chứa oxy.
Khi BOD đạt đến một ngưỡng nhất định, tăng trưởng kinh tế ở các khu vực hạ lưu của nguồn nước bị ô nhiễm giảm tới một phần ba do các tác động tiêu cực đến sức khỏe, nông nghiệp và hệ sinh thái.
Vấn đề nitơ
Việc sử dụng nitơ làm phân bón trong nông nghiệp được coi là vấn đề đặc biệt khi nói đến việc duy trì chất lượng nước. Nitơ chảy vào sông, hồ và đại dương và nó biến đổi thành các chất gọi là nitrat.
Nitrat có hại cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ thêm một kg phân đạm cho mỗi hecta xâm nhập vào nguồn nước dưới dạng nitrat, mức độ thấp còi ở trẻ em có thể tăng tới 19% so với những trẻ không tiếp xúc.
Điều này cũng có tác động đến khả năng tài chính trong tương lai của trẻ em bị ảnh hưởng, giảm thu nhập khi trưởng thành, khoảng 2%.
Độ mặn trong nước tăng lên, hậu quả của hạn hán dữ dội hơn, nước dâng do bão và nước dâng cao được xem xét kỹ lưỡng là một yếu tố làm cho đất nông nghiệp kém năng suất.
Báo cáo ước tính thế giới đang mất nguồn lương thực có thể nuôi 170 triệu người mỗi năm - tương đương với dân số Bangladesh - do tăng độ mặn, hoặc hàm lượng muối.
Để giải quyết những thách thức này, WB đang kêu gọi phải tập trung vào những nguy cơ này, đối mặt ở cả các nước phát triển và đang phát triển, ở cấp độ toàn cầu, quốc gia và địa phương.
Báo cáo khuyến nghị một loạt các hành động mà các quốc gia có thể thực hiện để cải thiện chất lượng nước, bao gồm cải thiện các chính sách và tiêu chuẩn môi trường; giám sát chính xác mức độ ô nhiễm; hệ thống thực thi hiệu quả; cơ sở hạ tầng xử lý nước được hỗ trợ với các ưu đãi cho đầu tư tư nhân; công bố thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các hộ gia đình để truyền cảm hứng, thu hút sự tham gia của cộng đồng.