Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển các đô thị xanh loại II

11/02/2020 20:56 Tăng trưởng xanh
Nhằm tăng cường năng lực thể chế bảo vệ môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu phục vụ phát triển xanh các đô thị xanh loại II, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Văn kiện Dự án “Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển các đô thị xanh loại II”.
Đô thị xanh - ích lợi và thách thức
long ghep chong chiu bien doi khi hau va bao ve moi truong de phat trien cac do thi xanh loai ii
Dự án đô thị xanh loại II ở Hà Nam.

Dự án được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được thực hiện trên quy mô toàn quốc, do Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan chủ quản và Tổng cục Môi trường là chủ Dự án. Thời gian thực hiện Dự án 05 năm kể từ khi Văn kiện Dự án được phê duyệt.

Các mục tiêu cụ thể của Dự án đã được đặt ra, bao gồm: Cập nhật và chỉnh sửa Kế hoạch hành động thành phố xanh (GCAP) và cải thiện chất lượng môi trường, tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong các quy hoạch môi trường đô thị tổng thể đối với Hà Giang, Huế và Vĩnh Yên; Xây dựng cơ chế tài chính duy trì các giải pháp phát triển xanh và chống chịu khí hậu tại các đô thị loại II. Nhân rộng cách tiếp cận và bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và chống chịu BĐKH phục vụ phát triển xanh đối với các đô thị loại II trên toàn quốc; thí điểm các mô hình sản xuất xanh và tiêu dùng bền vững, nhân rộng các kết quả tích cực đã đạt được tại Hà Giang, Huế, Vĩnh Yên ra các đô thị khác. Lồng ghép các quy định thúc đẩy sản xuất xanh và tiêu dùng bền vững, xây dựng lối sống xanh, cải thiện chất lượng môi trường đô thị theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chính sách pháp luật quốc gia.

Dự kiến, các kết quả đạt được chủ yếu của Dự án, như sau:

Hợp phần 1: Xây dựng khung chính sách quốc gia để bảo vệ môi trường và chống chịu với biến đổi khí hậu, bao gồm khung chính sách và thiết lập các công cụ kỹ thuật; tăng cường năng lực quản lý về môi trường, sử dụng đất, thích ứng với khí hậu cho cán bộ Bộ TN&MT; quản lý tri thức và chia sẻ kinh nghiệm.

Hợp phần 2: Thực hiện thí điểm các giải pháp phát triển đô thị bền vững ở Hà Giang, Huế và Vĩnh Yên, trong đó có lồng ghép các tiêu chí xanh và thân thiện với môi trường vào trong thiết kế dự án tổng thể và quy trình mua sắm đấu thầu; hỗ trợ đánh giá khả năng dễ tổn thương, giám sát và đánh giá liên quan tới phát triển xanh và các-bon thấp; tăng cường năng lực kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường, lập kế hoạch cải thiện chất lượng môi trường bị ảnh hưởng; cung cấp nguồn lực cho việc giám sát và chuẩn bị cho thích nghi khí hậu tại Huế và Vĩnh Yên; tăng cường khả năng thích ứng và ứng phó các sự cố và thảm họa môi trường cho các đô thị.

Hợp phần 3: Xây dựng và áp dụng thử nghiệm các giải pháp tài chính mới để phòng chống rủi ro khí hậu ở Huế gồm: Lập bản đồ và phân tích tài sản công; Đánh giá tính khả thi của bảo hiểm thiên tai; Xây dựng năng lực và phổ biến tri thức.

Hợp phần 4: Tăng cường, hỗ trợ lập quy hoạch môi trường tổng hợp và thích ứng với khí hậu đối với cấp tỉnh/thành phố.

Nội dung hợp phần sẽ tập trung đánh giá kết quả GCAP tại Hà Giang, Huế và Vĩnh Yên và xây dựng GCAP cho 06 đô thị loại II khác; triển khai thí điểm một số nội dung trong GCAP tại các đô thị được lựa chọn.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động