Mưa lớn kéo dài gây sạt lở tại huyện miền núi ở Nghệ An
Theo thông tin từ UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), mưa lớn trong mấy ngày qua khiến một số tuyến đường trên địa bàn huyện bị sạt lở, gây ách tắc giao thông. Cụ thể, đường tỉnh 543D qua xã Mường Típ bị sạt lở 4 điểm taluy dương. Điểm sạt lở tại bản Xốp Típ có khối lượng lớn đất đá đổ xuống gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, phương tiện và người không thể qua lại.
Mưa lớn cũng làm tuyến đường từ xã Tà Cạ đi xã Mường Típ bị sạt lở 1 điểm lớn, chưa thể di chuyển bằng xe máy.Tại bờ sông Nậm Mộ đoạn qua bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý thuộc huyện Kỳ Sơn bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa an toàn của một nhà dân.
![]() |
Mưa lớn kéo dài gây sạt lở tại đường tỉnh 543D qua xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn Ảnh: Tuyên giáo Kỳ Sơn |
Chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã tổ chức khắc phục, cắm biển cảnh báo và thông tin để nhân dân không di chuyển qua những điểm đất đá sạt lở. Huyện đã thành lập các đoàn công tác trực tiếp xuống kiểm tra và chỉ đạo phòng chống, khắc phục hậu quả sạt lở.
UBND huyện Kỳ Sơn đề nghị các lực lượng chức năng nhanh chóng đặt biển cảnh báo, kiểm tra chặt chẽ các khu vực xung yếu, nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An vừa có công văn về việc chủ động ứng phó với diễn biến mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, ngập cục bộ trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Chính quyền huyện Kỳ Sơn kiểm tra các khu vực sạt lở, có phương án giải phóng các đoạn ách tắc giao thông Ảnh: Tuyên giáo Kỳ Sơn |
Công văn đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại nhà ở, sản xuất nông nghiệp; khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở;
Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các đập tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Tin khác

Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng): Trang trại chăn nuôi heo Vạn Hưng Phát xả thải ra môi trường, tác động đến cộng đồng dân cư

Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tác động đến môi trường và cộng đồng dân cư

Bài 3: Huyện Ia Pa (Gia Lai), cần làm rõ việc không thể lấy mẫu nước thải phát sinh từ trang trại chăn nuôi heo Nhất Trần

Bài 2: Huyện Ia Pa (Gia Lai), nhiều khó khăn, bất cập trong xử lý ô nhiễm tại các trại chăn nuôi heo công nghệ cao
