Nghiên cứu xử lý tro xỉ nhiệt điện sử dụng chất kết dính vô cơ

13/05/2020 08:11 Nghiên cứu, trao đổi
“Nghiên cứu xử lý tro xỉ nhiệt điện sử dụng chất kết dính vô cơ, không sử dụng xi măng thành vật liệu ứng dụng trong xây dựng, giao thông hoặc san lấp công trình” là công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Bộ Công Thương giao cho Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.
Về một số giải pháp vận chuyển tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện than tới bãi xỉ giảm phát tán bụi nhằm bảo vệ môi trường
nghien cuu xu ly tro xi nhiet dien su dung chat ket dinh vo co

Sản phẩm gạch không nung được thử nghiệm.

Đề tài này đã tiến hành được 2 năm, đang đi đến phần kết thúc để nghiệm thu. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn công nghệ mới, phù hợp xử lý tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện hiện nay, đó là sử dụng chất kết dính vô cơ để tạo tro xỉ thành khối rắn, gọi là bê-tông geopolymer. Công nghệ này đặc biệt ở chỗ, không sử dụng xi-măng, không loại bỏ than dư dưới 5%, mà chỉ sử dụng các khoáng chất tự nhiên sẵn có tại Việt Nam như sét, cao lanh, bùn phù sa... làm chất kết dính trong quá trình đóng rắn tro xỉ.

Để tạo ra sản phẩm là 1.000 viên gạch không nung, 30 m2 lớp lót nền đường, nhóm nghiên cứu dùng những chất kết dính vô cơ, với các chất kiềm hoạt hóa khác nhau sẽ có khả năng đóng rắn và gắn kết những thành phần bở rời giống như thành phần tro bay hay xỉ nhiệt điện. Với công nghệ này, tro bay và xỉ sẽ được đóng rắn lại bằng khoáng sét tự nhiên và có hoạt hóa.

Nhóm thử nghiệm làm một khoảng bê tông gọi là bê tông xanh, nghĩa là không phải dùng xi măng, không phải xẻ đá để làm xi măng, mà từ những khoáng sét rất tự nhiên như cao lanh, trường thạch… Sau khi hoạt hóa thì gắn kết được. Từ những chất thải rắn bị bỏ đi giờ đây có thể làm vật liệu xây dựng, làm bê tông nền móng của các công trình giao thông, làm đường…

Đề tài này khác biệt so những nghiên cứu trước đây, đó là hàm lượng than dư rất cao nhưng không phải tiền xử lý, không cần phải qua tuyển nổi để loại bỏ than dư. Sản phẩm đã được Viện vật liệu xây dựng, và Trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm đánh giá khá khả quan, có thể áp dụng được.

Thu Trang
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động