Nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố từ đồng tiền điện tử

19/10/2019 10:08 Tăng trưởng xanh
Tiền điện tử có thể thanh toán ngang hàng online mà không cần đến các cơ chế quản lý trung gian, do đó đồng tiền này có thể gây cản trở các nỗ lực ngăn chặn hoạt động tội phạm.
Lập "hattrick" giải thưởng doanh nghiệp niêm yết 2018, Bảo Việt vẫn vi phạm về thuế Ngày 18/9 sẽ xét xử vụ "Cố ý làm trái" tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nợ xấu và đầu tư không hiệu quả đang bao trùm Tập đoàn Bảo Việt
nguy co rua tien va tai tro khung bo tu dong tien dien tu
Facebook đang thúc đẩy đồng Libra của mình vào thương mại điện tử và các thanh toán toàn cầu. (Nguồn: scmp.com)

Ngày 18/10, Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) cảnh báo việc các đồng tiền điện tử kiểu như đồng Libra của Facebook được sử dụng rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực phát hiện và ngăn chặn các mô hình rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố.

Theo cơ quan trên, các "stablecoins" (các loại tiền điện tử cơ bản được gắn với đồng tiền truyền thống) có tính ít biến động và không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương nào, có thể khiến công chúng chấp nhận rộng rãi và các thanh toán ngang hàng online mà không cần đến các cơ chế quản lý trung gian và do đó cản trở các nỗ lực ngăn chặn hoạt động tội phạm.

Trong bối cảnh Facebook đang thúc đẩy đồng Libra của mình vào thương mại điện tử và các thanh toán toàn cầu, Nhóm các nước phát triển G7 (gồm Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy) cho rằng việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử này sẽ đe dọa hệ thống tiền tệ thế giới và sự ổn định tài chính, do đó chỉ nên sử dụng những đồng tiền như Libra khi các rủi ro nêu trên được tháo gỡ.

G7 cho rằng Libra sẽ mở rộng độ tiếp cận dịch vụ tài chính tại các nước đang phát triển, giảm chi phí cao và thời gian chuyển tiền lâu hiện nay.

Dự kiến sang năm 2020, FATF sẽ công bố báo cáo về "stablecoins" do bộ trưởng Tài chính và ngân hàng trung ương các nước thuộc nhóm 20 nền kinh tế G20 soạn thảo.

Theo TTXVN
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động