Sẽ ban hành Nghị quyết về Cách mạng công nghiệp 4.0

26/09/2019 11:33 Tăng trưởng xanh
Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 (Industry 4.0 Summit 2019) sẽ được tổ chức từ ngày 2-3/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam

Đây là sự kiện quốc tế do Ban Kinh tế Trung ương cùng một số Bộ liên quan phối hợp tổ chức, nhằm mục đích công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0); tạo cơ hội cho trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam.

CMCN 4.0 là xu thế tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Cho đến nay, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả các quốc gia đang phát triển ban hành các chiến lược, chương trình hành động liên quan đến cuộc CMCN 4.0 với nhiều tên gọi khác nhau. Nhiều quốc gia đã lựa chọn được cách tiếp cận của mình, như: Đức (Industrie 4.0), Mỹ (Liên minh Internet công nghiệp), Nhật Bản (Xã hội 5.0), Hàn Quốc (iKorea 4.0), Trung Quốc (Made in China 2025), Thái Lan (Thailand 4.0), Singapore là Quốc gia thông minh hay Australia là chiến lược hình thành các khu thử nghiệm công nghệ 4.0.

se ban hanh nghi quyet ve cach mang cong nghiep 40

Đối với Việt Nam, CMCN 4.0 cũng đang mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thông minh, các loại hình nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, dịch vụ tài chính - ngân hàng, logistic thông minh... giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những đổi mới mạnh mẽ, như: xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ cho nền kinh tế số, các mô hình sản xuất và dịch vụ thông minh; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về quản trị công quốc gia và phát triển các mô hình sản xuất, dịch vụ thông minh; phát triển cơ sở hạ tầng kết nối số; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh…

Thông tin từ Ban Kinh tế Trung ương cho biết, thời gian tới, Bộ Chính trị sẽ ban hành Nghị quyết về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư", đề cập đến một số vấn đề lớn như phát triển kinh tế số, chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử và những giải pháp, cơ chế nhằm thúc đẩy yếu tố đổi mới sáng tạo.

Industry 4.0 Summit 2019 sẽ bao gồm các hoạt động: Phiên Diễn đàn cấp cao do lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đồng chủ trì với quy mô khoảng 1.500 đại biểu trong nước và quốc tế; 5 hội thảo chuyên đề; 1 triển lãm công nghệ hiện đại với sự tham gia khoảng 100 doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế; 01 phiên kết nối đầu tư kinh doanh.

Dự kiến, sẽ có trên 4.000 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các đại sứ quán, các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn.

Chủ đề của Diễn đàn cấp cao lần này là "Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia CMCN 4.0", tập trung giới thiệu về quá trình xây dựng và những nội dung cơ bản của Nghị quyết của Bộ Chính trị về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" và các báo cáo chính xoay quanh các vấn đề về chiến lược quốc gia CMCN 4,0 của Việt Nam, về chuyển đổi số quốc gia hướng tới nền kinh tế số và xã hội số.

Chuỗi hội thảo chuyên đề tập trung vào 5 chủ đề chính bao gồm: Ngân hàng thông minh; Thành phố thông minh; Sản xuất thông minh, Năng lượng thông minh và Kinh tế số.

Song song với các phiên chuyên đề, Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 sẽ mở rộng với quy mô gấp đôi cùng gần 80 gian hàng đến từ các công ty trong nước và quốc tế.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động