Sóc Trăng: Triển khai mô hình "Nhà phế liệu"
Căn cứ vào Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 19/01/2021 của Ban chấp hành đảng bộ thành phố Sóc Trăng (Khóa XII) về bảo vệ môi trường thành phố Sóc Trăng đến năm 2025, UBND thành phố Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 17/3/2023 về thực hiện mô hình “Nhà phế liệu” phục vụ công tác phân loại rác thải tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại một số điểm Trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Sóc Trăng năm 2023.
Mô hình “Nhà phế liệu” phục vụ công tác phân loại rác thải tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại các trường học trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.
![]() |
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố trao mô hình “Nhà phế liệu” cho BGH các Trường trên địa bàn thành phố |
Theo Kế hoạch số 47/KH-UBND, năm 2023 thành phố sẽ chọn 12 trường (4 trường cấp THCS và 8 trường cấp tiểu học) thực hiện mô hình, sau khi đánh giá rút kinh nghiệm sẽ triển khai cho tất cả các trường trên địa bàn thành phố. Để thực hiện mô hình, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, mỗi trường sẽ được hỗ trợ 01 “Nhà phế liệu” chứa rác thải tái chế với kích thước: dài 1,7 m, rộng 1,5 m, cao 1 m, trang trí như hình ngôi nhà màu sắc đẹp, có mái che, bánh xe để dễ di chuyển, có trang trí khẩu hiệu tuyên truyền, có 2 hộc: một bên để chứa túi ni lông, chai nhựa, kim loại bên còn lại dành để chứa giấy vụn, khi đầy có thể mở ra dễ dàng để kiểm đếm, cân trọng lượng. Nguồn rác thu được sẽ được bán lấy tiền góp vào quỹ Đội của trường để hỗ trợ cho các bạn học sinh nghèo vượt khó hoặc tổ chức các hoạt động, phong trào khác (theo hình thức phong trào Kế hoạch nhỏ). Ngoài ra phòng Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ các tờ rơi hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn cho các trường thực hiện phân loại cho phù hợp.
Đây là mô hình không chỉ góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về thu gom, phân loại rác thải mà còn phát huy tinh thần tương thân tương ái, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giúp học sinh có thêm cơ hội thực hành việc bỏ rác đúng nơi quy định.
Với mô hình “Nhà phế liệu”, hy vọng sẽ tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của học sinh về phân loại, tái chế, tái sử dụng các loại rác thải khó phân hủy, hạn chế việc sử dụng sản phẩm nhựa và túi ni lông khó phân hủy.
Hoạt động nhằm tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh trong bảo vệ môi trường, quản lý rác thải, xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn, khuyến khích hoạt động tái sử dụng, tái chế phù hợp góp phần xây dựng môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”.

Đọc nhiều
-
Bài 1: Lời than của những con đường "cõng xe chở khoáng sản"
-
Bài 2 - Phú Hoà (Phú Yên): Chính quyền địa phương thiếu thông tin bảo vệ môi trường, doanh nghiệp cố tình vi phạm
-
Những lưu ý khi lắp đặt các trạm sạc điện cho xe ô tô điện
-
Thực hiện chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt
-
Ô nhiễm rác thải nhựa từ ngành nông nghiệp, những con số báo động
-
Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
-
Các nước khó đạt được đồng thuận cho khủng hoảng rác thải nhựa
-
Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
-
Vĩnh Phúc: Khắc phục tình trạng đốt rơm rạ, gây ô nhiễm môi trường
-
Giám sát công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 2 huyện Phú Xuyên và Thanh Trì