Thương chiến Mỹ-Trung: "Hung thần" của kinh tế toàn cầu

17/10/2019 16:35 Tăng trưởng xanh
Theo các chuyên gia hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây ảnh hưởng đến nền kinh tế với quy mô toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi.
WB: Việt Nam chỉ hưởng lợi tạm thời từ thương chiến Mỹ - Trung Thu hút vốn FDI: Thận trọng, tránh rủi ro Hàng không châu Á lao đao vì thương chiến Mỹ - Trung

Ông Tobias Adrian - Giám đốc phụ trách các thị trường vốn và tiền tệ của IMF cho rằng, thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến thị trường tài chính chao đảo liên tục trong 2 năm qua, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Quan chức của IMF đang hối thúc các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới tiếp tục phối hợp để giải quyết những căng thẳng thương mại, khi đây là nguồn gốc gây ra những yếu tố không chắc chắn và các rủi ro suy giảm, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi.

thuong chien my trung hung than cua kinh te toan cau
Bà Gita Gopinath - Giám đốc Nghiên cứu của IMF phát biểu hôm 15/10. Ảnh: Getty Image.

Ngày 15/10, Bà Gita Gopinath - Giám đốc Nghiên cứu của IMF cho biết, rủi ro lớn đối nhất đối với nền kinh tế toàn cầu lúc này là sự leo thang trong căng thẳng thương mại và địa chính trị. Điều này có thể làm hỏng quá trình phục hồi vốn đã mong manh của các nền kinh tế mới nổi và trong khu vực đồng sử dụng đồng tiền chung Euro.

Bà Gopinath dự đoán, nếu Mỹ và Trung Quốc áp các mức thuế bổ sung trong tháng 10 và tháng 12 tới, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 0,8% ; nhưng con số này sẽ chỉ dừng ở mức 0,6% nếu hai bên ngừng tăng thuế.

Thương chiến cũng làm nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng khi vào ngày 16/10, doanh số bán lẻ ở Hoa Kỳ đã giảm lần đầu tiên sau 7 tháng do mức chi tiêu chững lại, đặc biệt là với mặt hàng ôtô. Sản xuất của Mỹ được cho là đang trong thời kỳ suy thoái.

Trong các dự báo mới được công bố hôm 15/10, IMF đã hạ thấp kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2019 xuống còn 3%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Đầu tháng 10, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến ​​sẽ chỉ tăng 1,2% trong năm 2019 - mức tăng yếu nhất kể từ năm 2009, khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái.

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng, thoả thuận giai đoạn một chỉ tạm thời giúp quan hệ giữa hai nước hạ nhiệt, chưa thể giải quyết triệt để những thâm hụt thương mại nặng nề đã xảy ra trong thời gian qua. Đặc biệt là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn có phong cách làm việc mạnh mẽ và cứng rắn trước các vấn đề về kinh tế, thương mại…, không chỉ với Trung Quốc mà cả với Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ…

Sau khi đạt được thoả thuận với Trung Quốc vào ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng bày tỏ sự lạc quan với báo chí và trên mạng xã hội. Theo ông Trump, đây là thoả thuận “tuyệt vời nhất” mà ông từng đạt được, đặc biệt dành cho những nông dân Hoa Kỳ khi phía Bắc Kinh đã cam kết nhập khẩu nông sản; bên cạnh đó còn mang lại cho Boeing cơ hội “chốt deal” 20 tỉ USD và giúp giá cổ phiếu của Apple tăng lên mức kỷ lục mới.

Ngày 16/10, Tổng thống Mỹ cho biết, thoả thuận thương mại giai đoạn một đang được chính thức ghi thành văn bản.

Diệu Anh
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động