TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh kế hoạch đảm bảo an ninh nguồn nước
Nguồn nước sạch cung cấp ở khu vực TP. HCM chủ yếu lấy từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. |
Theo đại diện Sawaco, nguồn nước sạch cung cấp ở khu vực TP. HCM chủ yếu lấy từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Tuy nhiên, hai sông này chảy qua TP.HCM chỉ là phần nhỏ phía hạ lưu. Vì vậy, khi có những sự cố về môi trường ở đầu nguồn (ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông ngày càng cao), khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp nước cho TP.HCM rất lớn.
Hiện nay, Sawaco thuê ca nô kiểm tra hằng tháng, giám sát các nguồn thải dọc lưu vực sông, kênh rạch lớn chảy vào sông nhằm giám sát chất lượng nước từ xa.
Trong trường hợp sự cố gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, đại diện Sawaco cho biết phải ngưng xử lý nước. Thực tế Nhà máy nước Tân Hiệp (công suất 300.000m3/ngày, sử dụng nước sông Sài Gòn) đã nhiều lần ngưng hoạt động vì nước nhiễm mặn và phải tăng cường hóa chất xử lý trong những thời điểm một số chỉ tiêu ô nhiễm tăng cao.
Để đề phòng các sự cố, ngoài việc lấy mẫu nước định kỳ, Sawaco còn trang bị thêm hệ thống giám sát chất lượng nước online từ đầu nguồn đến nước vào nhà máy xử lý và hệ thống đường ống cung cấp cho người dân.
Với sự cố dầu thải tràn trên sông, Sawaco cũng đã lên kịch bản phòng chống. Cụ thể, Sawaco đã trang bị 2 hệ thống phao ngăn, thu dầu thải đặt tại các trạm bơm nước, sẵn sàng ứng phó nếu có sự cố...
Theo Ông Trần Văn Khuyên, nhờ có 2 hồ chứa nước Dầu Tiếng và Trị An ở đầu nguồn nên nguồn nước thô dự trữ cho TP. HCM luôn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, mỗi khi có vấn đề về ô nhiễm hay nước mặn, hàng trăm triệu mét khối hồ Dầu Tiếng có thể phải bị đổ hết ra biển, gây lãng phí. Vì vậy, về lâu dài, TP. HCM cần thực hiện phương án xây dựng các hồ điều tiết, hồ lắng dọc sông Sài Gòn hoặc sông Đồng Nai. Phương án này giúp đảm bảo an toàn nguồn nước cho thành phố đến 50 năm sau.
Một giải pháp khác, theo ông Khuyên, TP. HCM cần xem xét xây dựng đập ngăn mặn ở thượng nguồn sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, TP. HCM cũng cần tính toán xây dựng nhiều bể chứa nước ngầm trong các khu vực nội thị nhằm đảm bảo kế hoạch cấp nước an toàn.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.