Trung Quốc "chơi lớn", lập khu kinh tế trên Mặt trăng
Pháp và Trung Quốc bắt tay bảo vệ Hiệp định Paris Trung Quốc ngừng đánh thuế chống bán phá giá nhựa PVC Môi trường tại Trung Quốc được cải thiện từ năm 1995 |
Sau khi “tung hoành” nền kinh tế Trái đất, Trung Quốc đặt ra tham vọng lớn hơn với mục tiêu phát triển thương mại ngoài vũ trụ, thành lập khu kinh tế ở không gian giữa Trái đất và Mặt trăng, hay còn gọi là cislunar vào năm 2050.
Nhà thầu chính của dự án là Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC). Vào tuần trước, ông Bao Weimin – Lãnh đạo Uỷ ban Khoa học và Công nghệ thuộc CASC tiết lộ, khu kinh tế mới dự định bao gồm các khu vực không gian gần Trái đất, Mặt trăng và ở giữa cả hai.
Trung Quốc từng bước chinh phục không gian vũ trụ. Ảnh: GBTimes. |
Theo dự đoán của các chuyên gia từ Nhật báo Khoa học và Công nghệ liên kết với nhà nước Trung Quốc, dự án có thể mang lại tới 10 nghìn tỉ USD.
Trong một báo cáo, ông Bao cho biết lĩnh vực phát triển không gian Trái đất và Mặt trăng có tiềm năng kinh tế rất lớn. Nên Bắc Kinh đang từng bước nghiên cứu các hệ thống vận chuyển hàng không vũ trụ đảm bảo, giá thành hợp lý để kết nối, rút ngắn khoảng cách giữa các hành tinh.
Công nghệ cơ bản dự kiến hoàn thành vào năm 2030, trong khi công nghệ vận tải chủ chốt sẽ được tạo ra vào năm 2040 để hoàn thành dự án vào năm 2050.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có những bước tiến mới trong lĩnh vực vũ trụ và không gian. Vào tháng 7/2019, Công ty Công nghệ Không gian Vinh quang Bắc Kinh (i-Space) đã phóng tên lửa đẩy, lần đầu tiên thực hiện thành công nhiệm vụ quỹ đạo trong ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc. Năm 2018, quốc gia này đã phóng tàu thăm dò Mặt Trăng Chang'e 4 và cũng lần đầu tiên đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng thành công.